Tỉnh Bắc Giang với vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết và điều kiện địa hình, thổ nhưỡng thuận lợi cho việc phát triển trồng cây ăn quả đặc sản, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi gia súc, phát triển kinh tế rừng. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại đang trên đà phát triển.
Giá trị tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân hàng năm 8,7%. Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch một cách tích cực.
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tỷ trọng nông sản hàng hoá mỗi năm đều tăng, những cây trồng có giá trị kinh tế cao đã được phát triển, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản chiếm 38% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp. Ngoài diện tích trồng cây lương thực với sản lượng hàng năm 620 nghìn tấn, kinh tế trang trại và kinh tế rừng phát triển mạnh; đã hình thành vùng cây ăn quả tập trung.
Toàn tỉnh đã quy hoạch 05 Khu công nghiệp với diện tích 1209,8 ha: Khu công nghiệp Đình Trám rộng hơn 100 ha, Khu công nghiệp Quang Châu rộng hơn 400 ha đang hoàn thành hạ tầng kỹ thuật; Khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng khoảng 150 ha, Khu công nghiệp Vân Trung 425,46 ha. Toàn tỉnh có 30 Cụm công nghiệp tại các huyện, thành phố với diện tích 591,3 ha. Các làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển.
Thương mại - dịch vụ có bước phát triển, một số trung tâm thương mại, chợ đầu mối được đầu tư xây dựng và nâng cấp, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng khá, các doanh nghiệp dân doanh và hợp tác xã ngày càng phát triển.
Toàn huyện Sơn Động có 14 xã đặc biệt khó khăn khu vực III, 7 xã khu vực II, 1 thị trấn khu vực I. Riêng thị trấn Thanh Sơn mới thành lập nên chưa tiến hành phân định. Toàn huyện có 14 dân tộc thiểu số với 34000 người, chiếm 47.2% dân số, trong đó: dân tộc Tày 13684 người, Nùng 5601 người, Sán Chí 3758 người, Dao 3626 người, Cao Lan 5557 người, Hoa 1216 người, dân tộc khác khoảng hơn 500 người. Các dân tộc sống đan xen, hoà đồng trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện. Số hộ nghèo là các dân tộc thiểu số chiếm 53.39 %.
Huyện có trên 74.6% số hộ, 28.7 % làng, bản, tổ dân phố, 66.4% cơ quan đạt danh hiệu gia đình, làng bản, tổ dân phố, cơ quan văn hoá.
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Những năm gần đây, đời sống vật chất của nhân dân được cải thiện rõ rệt, các hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển mạnh, đặc biệt là các cá nhân và hộ gia đình. Tốc độ của ngành dịch vụ là khá cao (17.15 %/ năm) song mức tăng này của năm sau so với năm trước còn khá chênh lệch, do quá trình kinh doanh mang tính tự phát nên tuy có phát triển về tốc độ tăng trưởng nhưng giá trị sản xuất không cao. Ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh nhưng giá trị sản xuất của ngành còn thấp. Trong ngành công nghiệp chủ yếu vẫn là tiểu thủ công nghiệp, các ngành công nghiệp chính còn chưa phát triển.