Tài nguyên đất

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TỰ NHIÊN TRONG MỘT SỐ QUẦN XÃ THỰC VẬT PHỤC HỒI SAU NƢƠNG RÃY VÀ KHAI THÁC TRẮNG TẠI HAI XÃ AN BÁ VÀ HỮU SẢN, SƠN ĐỘNG, BẮC GIANG (Trang 42 - 43)

Toàn tỉnh có 384.157,63 ha đất tự nhiên, bao gồm 272.913,31 ha đất nông nghiệp chiếm 71,04% và 92.339,78 ha đất phi nông nghiệp chiếm 24,04%; còn lại là 18.904,54 ha đất chưa sử dụng chiếm 4,92%. Quỹ đất đai có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, đất nông nghiệp ngoài thâm canh lúa còn thích hợp để phát triển rau màu và cây ăn quả.

Đất thuộc khu vực nghiên cứu tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang được hình thành trên phức hệ đất trầm tích, gồm các loại đá mẹ sa thạch, phiến thạch sét, sa phiến thạch, cuội kết và phù sa cổ thuộc kỷ đệ tứ. Ở đây có 2 loại đất chính là đất Feralit trên núi và đất Feralit điển hình.

Đất Feralit trên núi phân bố ở độ cao 300m trở lên, hầu hết còn thực vật che phủ, tầng đất sâu ẩm có lớp thảm mục dày, đất giàu dinh dưỡng. Loại đất này gồm các loại đất phụ:

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đất Feralit núi màu vàng nâu. - Đất Feralit núi bằng.

Đất Feralit điển hình phân bố ở độ cao 200-300m, tập trung chủ yếu ở phía Đông Nam của huyện Sơn Động, hình thành trên đất mẹ phiến thạch, sa thạch... tầng đất từ trung bình đến dày, còn tính chất đất rừng. Nơi còn rừng thì tầng đất sâu ẩm, độ phì cao, nơi mất rừng thì đất bị thoái hóa mạnh, nghèo dinh dưỡng.

Đất Feralit điển hình có các loại phụ sau:

- Đất Feralit màu vàng, phát triển trên sa thạch, tầng đất nông, nghèo dinh dưỡng.

- Đất Feralit màu vàng đỏ, phát triển trên phiến thạch, sa phiến thạch... tầng đất trung bình, dinh dưỡng đất trung bình.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TỰ NHIÊN TRONG MỘT SỐ QUẦN XÃ THỰC VẬT PHỤC HỒI SAU NƢƠNG RÃY VÀ KHAI THÁC TRẮNG TẠI HAI XÃ AN BÁ VÀ HỮU SẢN, SƠN ĐỘNG, BẮC GIANG (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)