V. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TỪ 2018 ĐẾN NAY
b. Ngành công nghiệp
- Việc các nước triển khai tiêm vacxin và mở cửa trở lại làm cho nhu cầu về các sản phẩm dệt may, da giày, điện tử... gia tăng.
2. Thách thức
2.1. Đối với toàn nền kinh tế
- Việc điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá của Chính phủ gặp sức ép lớn bởi mức thặng dư ngày càng cao và tăng nhanh (tính đến 2021, xuất siêu đã được duy trì 6 năm liên tiếp).
- Nền kinh tế dễ bị tổn thương trước các biện pháp phòng vệ thương mại hoặc cú sốc từ bên ngoài (bởi việc xuất khẩu sang chỉ một thị trường tăng nhanh).
- Thách thức trong các vấn đề pháp lý, các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, chậm trễ trong các dự án, kế hoạch, kéo dài quy trình
- Ảnh hưởng từ đại dịch Covid, gặp khó khăn khi giữ vững các mối quan hệ kinh doanh; việc các quốc gia đóng cửa biên giới khiến thương mại toàn cầu bị đình trệ, đứt gãy chuỗi cung ứng...
- Xu hướng gia tăng các hàng rào bảo hộ thương mại phi thuế quan tại nhiều khu vực thị trường lớn, diễn biến giá cả hàng hóa toàn cầu trở nên khó dự đoán, hay nguy cơ lạm phát, rủi ro tài chính, tiền tệ gia tăng...
2.2. Đối với từng ngành
a. Ngành nông lâm thủy sản
- Còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thâm nhập những thị trường có yêu cầu cao về chất lượng và an toàn thực phẩm; chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn và tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc tế.
- Mức độ đa dạng hóa thị trường chưa cao, còn phụ thuộc nhiều vào khu vực châu Á.
- Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam còn hạn chế; nguồn nguyên liệu sản xuất gỗ đa phần phụ thuộc việc nhập khẩu, tuy nhiên việc kiểm soát nguồn gỗ nhập khẩu còn nhiều bất cập.
b. Ngành công nghiệp
- Ngành công nghiệp hỗ trợ còn chậm phát triển, chưa sản xuất được các sản phẩm đầy đủ chất lượng, quy mô để có thể tham gia được vào chuỗi cung ứng sản phẩm, cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
c. Ngành nhiên liệu, khoáng sản
53