DỰ BÁO XUẤT – NHẬP KHẨU TRONG 2022 VÀ THỜI GIAN DÀI 1 Xuất khẩu

Một phần của tài liệu thương mại quốc tế chủ đề 6 hoạt động ngoại thương của việt nam từ 2018 đến nay (Trang 66 - 67)

giảm và Việt Nam gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các đối tác nhập khẩu than mới.

- Ngành thép đối mặt với nhiều vụ điều tra bán phá giá và tình trạng cạnh tranh với thép nhập khẩu ngày càng gay gắt.

VI.DỰ BÁO XUẤT – NHẬP KHẨU TRONG 2022 VÀ THỜI GIAN DÀI 1. Xuất khẩu Xuất khẩu

-Năm 2022 là năm bản lề cho kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, trong bối cảnh tình hình kinh tế quốc tế khó khăn do dịch bệnh COVID-19, dự báo trong nước sẽ tiếp tục có những cơ hội cũng như thách thức đan xen.

-Các nhóm ngành đã đề ra mục tiêu rõ ràng để góp phần vào GDP cả nước trong năm 2022 này, cụ thể:

Ngành công thương đặt mục tiêu rằng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6 - 8%, cán cân thương mại duy trì trạng thái thặng dư. Điều này được đánh giá là hết sức có thể bởi cách thức tiếp cận trong phòng, chống dịch của Việt Nam đã có sự thay đổi nên việc thích ứng trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng không bị ảnh hưởng nhiều.

Dệt may là một trong những ngành tăng trưởng xuất khẩu do nhu cầu tiêu dùng trên thế giới dự báo sẽ tăng trở lại mạnh mẽ.

Da giày cũng hứa hẹn nhiều cơ hội xuất khẩu trong năm 2022 với dự kiến tăng trưởng toàn ngành từ 10 - 15% so với năm 2021, đạt khoảng 23 - 25 tỷ USD.

Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có hiệu lực mở ra nhiều cơ hội mới cho thương mại, đầu tư và du lịch. Theo đó, xuất khẩu trong năm 2022 được dự báo sẽ đạt 372 - 380 tỷ USD, tăng khoảng 13 - 15% so với năm 2021. Việt Nam sẽ xuất siêu với mức từ 4 - 8 tỷ USD.

Các mặt hàng như hạt điều, cà phê, cao su,... sẽ tiếp tục là những mặt hàng đóng góp lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng đối với thị trường EU và có tiềm năng tăng trưởng trong năm 2022.

-Trong thời gian 7 năm và 10 năm tới, khi hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU bước sang mốc cam kết mới, EU sẽ lần lượt giảm thuế nhập khẩu từ 97,1% đến 99,8% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam. Điều này mở ra một cơ hội lớn cho xuất khẩu Việt Nam vào thị trường tiềm năng này, đặc biệt ở các mặt hàng nông thủy sản và dệt may, điện thoại và linh kiện. Điều này cũng đặt ra thách thức cho Việt Nam về nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu thị trường khó tính này.

2. Nhập khẩu

-Các nhà kinh tế dự báo kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam 2022 sẽ vào khoảng 366 đến 372 tỷ USD, tăng 11-13% so với năm 2021.

-Tình hình sản xuất trong nước phục hồi trở lại, đồng nghĩa với nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu, máy móc, phụ tùng, linh kiện tiếp tục tăng trong thời gian tới.

54

-Những phức tạp trong căng thẳng giữa Nga và Ukraine đang diễn ra có thể sẽ ảnh hưởng đến tình hình nhập khẩu than đá vào Việt Nam, bởi lẽ Liên Bang Nga là một trong 4 thị trường nhập khẩu than đá chủ lực của Việt Nam. Điều này cũng sẽ tương tự với mặt hàng lúa mỳ.

55

Một phần của tài liệu thương mại quốc tế chủ đề 6 hoạt động ngoại thương của việt nam từ 2018 đến nay (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w