Phân bố bệnh nhân tử vong do bệnh dại theo địa dư

Một phần của tài liệu đặc điểm dịch tễ học bệnh dại ở người tại việt nam 2001-2010 (Trang 58 - 59)

Trong 10 năm , tổng số 372 trường hợp tử vong do dại được báo cáo thì 99 (26,6%) ca ở Phú Thọ, 87 ca (23%) ở Tuyên Quang, 49 ca (13%) ở Yên Bái, và 44 ca (11%) ở Hà Nội (Hà Tây cũ). Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Đinh Kim Xuyến về tình hình lưu hành bệnh dại ở miền Bắc trong giai đoạn 1989-1995 cho thấy các tỉnh có số lượng bệnh nhân bị dại cao là Hà Nội, Vĩnh Phú, Bắc Thái, Yên Bái, Hà Bắc [12]. Đây là các tỉnh nằm dọc theo quốc lộ 2 đã có sự giao lưu buôn bán chó thịt nhiều năm nay. Cùng với tập tục nuôi chó thả rông, chó ra đường không rọ mõm của người dân Việt Nam và công tác tiêm phòng cho chó nuôi còn chưa được quan tâm đúng mức đã làm cho bệnh lưu hành nặng ở các địa phương trên.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, 96,7% số trường hợp tử vong sống ở vùng nông thôn (0,1/100.000 dân) và chỉ có 3,3% bệnh nhân sống ở vùng thành thị (0,01/100.000 dân). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây về bệnh dại nhiều nước trên thế giới . Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới tại Giơ ne vơ (Thụy Sỹ) năm 2001 thì 84% số trường hợp tử vong do bệnh dại là ở vùng nông thôn [39]. Darryn L Knobel và cộng sự (2005) cho thấy tỷ lệ chết trên 100.000 dân giữa hai vùng thành thị và nông thôn có sự khác biệt rõ rệt. Tại Ấn Độ tỷ lệ đó lần lượt là 2,49 và 0, 37; các nước châu Á khác là 1,55

và 0,29; Châu Phi là 3,8 và 2,0 [24][38]. Điều này được giải thích là do tập quán nuôi chó thả rông, chó ra đường không rọ mõm rất phổ biến ở nước ta cũng giống như một số nước trong khu vực. Hiện nay ước tính nước ta có khoảng 20 triệu chó nuôi trong đó 80% ở vùng nông thôn. Tương tự, Thái Lan năm 2001 có khoảng 6,7 triệu chó; Ấn Độ trên 24 triệu, Campuchia trên 1 triệu con tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn [39].

Một phần của tài liệu đặc điểm dịch tễ học bệnh dại ở người tại việt nam 2001-2010 (Trang 58 - 59)