Lịch sử phát triển của logic mờ

Một phần của tài liệu 27941 (Trang 49 - 50)

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như việc ứng dụng thành tựu của nó đã và đang là một trong các yếu tố quan trọng, quyết định tăng năng suất lao động. Sự phát triển của nó đã dẫn đến khả năng kéo dài năng lực tư duy, sự suy luận của con người. Thế giới hiện thực và tri thức khoa học cần khám phá là vô hạn và cực kỳ phức tạp trong khi ngôn ngữ mà năng lực tư duy và tri thức của con người sử dụng làm phương tiện nhận thức và biểu diễn chỉ là hữu hạn. Nhìn chung con người luôn ở trong bối cảnh thực tế là không thể có thông tin đầy đủ và chính xác cho các hoạt động để đưa ra quyết định của mình, nếu có thì cũng khó đưa ra quyết định một cách đúng đắn và chính xác tuyệt đối, ít hay nhiều đều hàm chứa những bản chất không đầy đủ và thiếu chắc chắn.

Tính không chắc chắn có thể là dấu ấn để đi đến nguyên lý của Heisenberg, người đã thiết lập nên logic đa trị vào năm 1920. Một thời gian sau, năm 1930 nhà toán học Mark Black đã vận dụng logic liên tục cho tập hợp các phần tử và ký hiệu, và nó được đặt tên là tính toán không chắc chắn. Các bước phát triển tiếp theo cho phép dẫn đến khái niệm bậc của tính không chắc chắn, trong đó giá trị đúng và sai được xem là cực trị của phổ liên tục về tính không chắc chắn.

Vào năm 1965, trong buổi thuyết trình xê-mi-na của mình với tiêu đề “các tập mờ” Lofit Zadel đã trình bày lý thuyết đa trị là lý thuyết được ông dùng thuật ngữ lý thuyết tập mờ. Zadel đã vận dụng thuật ngữ logic mờ và thiết lập nên nền tảng của một lĩnh vực mới trong khoa học mà nó được phát triển đến tận ngày nay. Đầu tiên nhiều người đã phê phán, chỉ trích lý thuyết của Zadel rằng: logic mờ không phải là cái gì khác mà là lý thuyết xác xuất

trá hình. Zadel đã phát triển lý thuyết của mình thành lý thuyết khả năng. Lý thuyết này khác biệt một cách có ý nghĩa với lý thuyết xác xuất. Đặc biệt tại Nhật Bản, lý thuyết mờ đã được hưởng ứng một cách nhanh chóng đến tận mọi miền ứng dụng, mà ở đó nó mang lại món lợi nhuận kếch sù. Kosko giả thuyết rằng các nguyên lý của logic mờ gắn chặt nhiều hơn với khái niệm logic của người phương đông so với logic của Aristote gắn chặt với người phương tây, và vì vậy đây cũng là lý do để hiểu rằng tại sao người Nhật tiếp cận nhiều hơn với logic mờ.

Lý thuyết mờ đã thiết lập nền tảng cơ bản cho việc biểu diễn tri thức và phát triển tính cơ học chủ yếu để đi đến những quyết định trên các hành động đang chiếm giữ mà nó cần phải thực hiện việc điều khiển một thiết bị nào đó. Từ sau năm 1970, logic mờ đã tìm thấy những ứng dụng lớn hơn trong các quá trình sản xuất công nghiệp, các hệ thống điều khiển giao thông và đường sắt,… Và đặc biệt ngày nay trong các máy móc phục vụ cho gia đình, cuộc sống.

Một phần của tài liệu 27941 (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)