Khái niệm chung về thiết bị nâng hạ

Một phần của tài liệu 27941 (Trang 75 - 76)

Máy nâng - hạ là thiết bị dùng để thay đổi vị trí của các loại tải trọng, được sử dụng phổ biến trong sản xuất và đời sống như: thang máy, băng tải, cần cẩu, cầu trục.

- Theo phƣơng vận chuyển, có thể chia thành:

+ Máy nâng - Thang máy: tải trong di chuyển theo phương đứng + Băng tải - Thang truyền: tải trong di chuyển theo phương nghiêng + Cầu trục - Cần cẩu - Máy xúc: tải trong di chuyển theo các phương kết hợp.

- Theo chế độ làm việc, có thể chia thành:

+ Nhóm làm việc theo chế độ dài hạn: băng tải

+ Nhóm làm việc theo chế độ ngắn hạn lặp lại: máy xúc, thang máy, cầu trục,…

- Đặc điểm chế độ làm việc:

+ Thường khởi động có tải - đầy tải: đòi hỏi mômen mở máy lớn + Thường xuyên phải làm việc quá tải

+ Cơ cấu nâng - hạ: Tải mang tính thế năng

1 2

4

Hình 3.1: Sơ đồ động học của thiết bị nâng - hạ

1. Động cơ

2. Hộp truyền lực 3. Đối trọng 4. Tải trọng

+ Môi trường làm việc và chế độ làm việc nặng nề

- Các yêu cầu đối với hệ truyền động điện:

+ Đảm bảo khởi động khi đầy tải

+ Khởi động phải êm, vì vậy mômen khởi động phải được hạn chế + Tần số đóng mở lớn, vì vậy đòi hỏi chất lượng động cao

+ Các thiết bị nâng hạ liên quan đến di chuyển tải trọng, vì vậy đòi hỏi phải an toàn:

 Vận tốc di chuyển phải nhỏ hơn giá trị cho phép (khi chở người không được vượt quá 12m/s).

 Gia tốc của thiết bị chở người nhỏ hơn 0,75m/s2, khi chở hàng tuân theo yêu cầu kỹ thuật, tuy nhiên không vượt quá 1m/s2

.

 Đảm bảo giới hạn di chuyển và dừng chính xác, đảo chiều thuận lợi,…

- Các hệ thống truyền động dùng trong máy nâng - hạ:

+ Các hệ truyền động xoay chiều:  Dùng động cơ không đồng bộ

 Dùng động cơ không đồng bộ + biến tần  Dùng động cơ không đồng bộ rô to dây quấn + Các hệ truyền động một chiều:

 Hệ F-Đ  Hệ T-D

Một phần của tài liệu 27941 (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)