Một số ứng dụng của bã cà phê

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HÁP PHỤ THUỐC NHUỘM | RHODAMIN B BẰNG VẬT LIỆU | BÃ CÀ PHÊ / FeO¿ | (Trang 26 - 27)

1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY CÀ PHÊ

1.1.5.Một số ứng dụng của bã cà phê

Một lượng lớn bã cà phê được thải ra từ các ngành công nghiệp thực phẩm, trong quá trình sản xuất cà phê hòa tan, trong quá trình sử dụng cà phê phin .... Mặc dù một phần của chúng được tái sử dụng làm phân compost và thức ăn gia súc, hầu hết các bã cà phê bịđốt cháy là một sự lãng phí , mà hậu quả là tạo ra carbon dioxide, khí nhà kính. Vì vậy cần thiết để phát triển công nghệ mới cho phép tái sử dụng bã cà phê cho các mục đích hữu ích và việc chuyển đổi sự lãng phí này thành một nguồn nguyên liệu mới. Hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu như:

Một trong những hướng đi mới trong việc nghiên cứu các nguồn nhiên liệu sinh học từ hạt cà phê, chính xác hơn là từ bã cà phê. Diesel sinh học chiết xuất từ cà phê tương đương những loại diesel sinh học tốt nhất trên thị trường. Quá trình này mang lại 10-15% dầu tùy thuộc vào loài cà phê. Hơn nữa, khi dùng nhiên liệu này cho động cơ, nó không tạo khí thải có mùi khó ngửi, chỉ mang mùi cà phê. Ngoài ra, diesel sinh học này chỉ sử dụng bã cà phê nên không chiếm đất nông nghiệp như bắp hay đậu nành. Sau khi chiết xuất dầu, bã cà phê còn được dùng làm phân bón.

Bã cà phê là một nguyên liệu hóa học để sản xuất các sản phẩm có giá trị cao, đặc biệt D-mannose và D-mannitol là một sản phẩm có giá trị trong ngành công nghiệp dược phẩm và thực phẩm. Nguyên liệu có chứa khoảng 15% cellulose, 25% mangan và 5% arabino-galactan, những polymer carbohydrate có thể được thủy phân thành monosaccharide bởi sulfuric acid ở nhiệt độ cao để sản xuất mannose, có thể được chuyển đổi thành mannitol.

Ngoài ra bã cà phê còn được sử dụng để loại bỏ chì, crom, các ion kim loại nặng khác[19], đặc biệt là hấp phụ xanh methylene[21]. Bã cà phê có khả năng tách kim loại nặng hòa tan và màu trong nước nhờ vào cấu trúc xốp và thành phần gồm các polymer như cellulose, hemicelluloses, pectin, lignin và

protein. Các nhóm hydroxyl trên cellulose đóng vai trò quan trọng trong khả năng trao đổi ion. Bản thân các nhóm này có khả năng trao đổi yếu vì liên kết OH ở đây phân cực chưa đủ mạnh. Nhiều biện pháp biến tính đã được công bố như oxy hóa các nhóm hydroxyl thành các nhóm chức acid hoặc sulfo hóa bằng sulfuric acid.

Không chỉ bã cà phê, than được sản xuất từ bã cà phê cũng là một vật liệu hấp phụ rất tốt.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HÁP PHỤ THUỐC NHUỘM | RHODAMIN B BẰNG VẬT LIỆU | BÃ CÀ PHÊ / FeO¿ | (Trang 26 - 27)