Lý thuyết trật tự phân hạng

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) tác động của tính thanh khoản đến hiệu quả tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 63 - 64)

B OOKMARK NOT DEFINED

2.3.3. Lý thuyết trật tự phân hạng

Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking Order Theory) có nguồn gốc từ Myers and Majluf (1984). Lý thuyết này cho rằng các nhà quản lí ưu tiên tài trợ cho các cơ hội đầu tư bằng ba nguồn: đầu tiên là thông qua thu nhập giữ lại của DN, tiếp theo là nợ, vốn CSH là phương án cuối cùng.

Lý thuyết trật tự phân hạng bắt đầu với thông tin bất cân xứng – hàm ý chỉ ra rằng các Giám đốc có nhiều thông tin nội bộ về DN nên sẽ hiểu rõ các tiềm năng, rủi ro, điểm mạnh, điểm yếu và giá trị của DN hơn là các đối tượng bên ngoài DN. Từ các thông tin bất cân xứng đó, các nhà quản trị sẽ cân nhắc việc tài trợ vốn từ các nguồn khác nhau, giữa nguồn vốn nội bộ và nguồn vốn bên ngoài, giữa phát hành cổ phiếu hay phát hành trái phiếu,...Các nguồn vốn này sẽ được huy động theo một trật tự phân hạng, mà tại đó, nguồn vốn nội bộ, chủ yếu là lợi nhuận sau thuế TNDN để lại tái đầu tư, sẽ được ưu tiên trước, sau đó mới đến phát hành trái phiếu ghi nợ và cuối cùng là phát hành cổ phiếu để huy động vốn từ các NĐT mới.

Lý thuyết trật tự phân hạng được Umobong (2015), Ismail (2016) và Md Yusoff (2017) vận dụng để giải thích tác động của TTK đến HQTC của DN. Theo đó, khi HQTC của DN không tốt, tức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của DN thấp, theo xu hướng ưu tiên sử dụng nguồn vốn nội bộ, thì trong kỳ kinh doanh tiếp theo, DN sẽ sử dụng nguồn tiền mặt dự trữ trước để đầu tư cho hoạt động kinh doanh, sau đó nếu thiếu mới sử dụng phương án vay nợ và phát hành cổ phiếu, dẫn đến TTK bị giảm sút. Và khi DN đón nhận một cơ hội đầu tư lớn sẽ càng cần phải dồn hết lượng tiền mặt dự trữ vào đầu tư, gây nên tình trạng thiếu hụt tiền mặt và ảnh hưởng đến TTK của DN. Còn nếu HQTC tốt, DN có nguồn lợi nhuận sau thuế lớn, thì DN vẫn ưa thích sử dụng nguồn vốn nội bộ. Nhưng do nguồn tiền mặt dữ trữ lúc này cũng lớn hơn nên TTK của DN không bị

ảnh hưởng xấu. Như vậy, tác động của TTK đến HQTC là thuận chiều theo như giải thích của Umobong (2015).

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) tác động của tính thanh khoản đến hiệu quả tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(190 trang)
w