B OOKMARK NOT DEFINED
3.3. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
của TTK đến HQTC, còn Thuraisingam (2015) và Ware (2015) lại không tìm thấy tác động nào giữa chúng.
Theo lý thuyết ưa thích thanh khoản, các DN luôn cần nắm giữ các tài sản lỏng để có thể tận dụng các cơ hội đầu tư như việc mua hàng giảm giá, hoặc sự biến động tỷ giá khi mua bán xuất nhập khẩu; đảm bảo nhu cầu thanh toán các hóa đơn, các hoạt động thường ngày của DN. Đồng thời DN luôn không chắc chắn về những gì sẽ xảy ra trong tương lai và do đó, việc giữ một phần tài sản dưới dạng các tài sản lỏng là điều vô cùng cần thiết. Các DN có lịch sử dòng tiền biến động nhiều thường mong muốn có TTK cao hơn để đối phó với những bất ổn. Ngoài ra, các DN có nhiều NNH cũng luôn cố gắng có mức tài sản lưu động cao hơn vì sự không chắc chắn của việc tái cấp vốn của ngân hàng cho các khoản vay. Do đó, một DN luôn cần duy trì TTK tốt để có thể đáp ứng được ba động cơ trên. Khi ba động cơ trên đều được thỏa mãn do TTK tốt thì lợi nhuận của DN sẽ tăng theo.
Theo lý thuyết bất đối xứng thông tin, các nhà quản lý ưa thích việc duy trì TTK tốt hơn là tối đa hóa lợi nhuận của các cổ đông. Do sự bất đối xứng của thông tin gây ra, các DN nên duy trì TTK tốt để tài trợ cho các dự án trong tương lai bằng nguồn vốn nội bộ, mà sẽ không phải phát sinh chi phí huy động vốn bên ngoài, theo đúng luận giải của lý thuyết trật tự phân hạng. Và việc duy trì TTK cao là một giải pháp tối ưu.
Như vậy, theo các lý thuyết trên thì TTK có tác động tích cực đến HQTC của các DN. Do đó, tác giả xây dựng các giả thuyết như sau:
Giả thuyết 1: TTK có tác động tích cực đến HQTC trong các DNPTCNY trên TTCK VN
Đồng thời, tác giả muốn xem xét sự tác động này có khác nhau giữa các nhóm ngành nghề khác nhau hay không nên tác giả xây dựng giả thuyết tiếp theo:
Giả thuyết 2: TTK có tác động khác nhau đến HQTC của các DNPTCNY trên TTCK VN thuộc các nhóm ngành nghề kinh doanh khác nhau.