Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Thực hiện công tác cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã phục linh, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 43)

4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Phục Linh, huyện

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội

- Thực trạng phát triển kinh tế:

Nhờ có các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp Ủy địa phương, những năm gần đây kinh tế xã Phục Linh đã đạt được những thành tựu đáng kể. Thực hiện tốt các chương trình, đề án sản xuất lương thực, đề án phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm giai đoạn 2015-2019 và đề án phát triển cây chè huyện Đại Từ.

Bảng 4.1. Cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành trên địa bàn xã Phục Linh năm 2020

Chỉ tiêu Tổng giá trị sản xuất

I.Ngành nông lâm thủy sản

- Nông nghiệp + Trồng trọt + Chăn nuôi - Lâm nghiệp - Cây ăn quả - Thủy sản

II. Ngành CN – TTCN

1. Công nghiệp-TTCN 2. Xây dựng cơ bản

III. Ngành thương mại dịch vụ

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội xã Phục Linh năm 2020)

Trong những năm gần đây, Đảng ủy, HĐND và UBND xã Phục Linh tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, xác định cây lúa là trọng tâm. Thực hiện công tác quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, chủ động trong công tác phòng trừ sâu bệnh và phòng chống thiên tai. Từ đó, nhiều mục tiêu đã đạt vượt chỉ tiêu đề ra. Nền kinh tế có tốc đoh tăng trưởng cao, tăng đều qua các năm.

-Thực trạng các vấn đề xã hội:

+ Trên địa bàn xã có 6 dân tộc anh em cùng chung sống bao gồm: Kinh, Tày, Nùng, Sán Chí, Mường, Cao Lan. Trong đó dân tộc kinh chiếm đa số với 5.228 người chiếm 79,97% dân số của xã.

+ Trường Mầm non và trường Tiểu học đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 + Tỉ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới giảm nhiều so với những năm còn lại.

4.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Định hướng phát triển kinh tế của xã là theo hướng CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn.

Hiện nay cơ cấu kinh tế của xã vẫn thiên về nông nghiệp, chưa phát huy được hết tiềm năng của mình. Việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa được đẩy mạnh. Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có tỷ trọng thấp, thương mại và dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu giao thương, mua bán của nhân dân trong xã. Do vậy xã cần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.

4.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Sản xuất nông nghiệp

* Trồng trọt:

Cơ cấu kinh tế của xã chủ yếu là nhành trồng trọt. Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh thâm canh gắn liền với chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn sản phẩm. Tổng sản lượng lương thực cả năm 2018 đạt 3.674,6 tấn đạt 105.6% kế hoạch và bằng 109% so với cùng kỳ năm trước.

- Về cây lúa:

+ Vụ xuân: Diện tích gieo cấy lúa 288,95 ha, đạt 100% kế hoạch (diện tích cấy là 118,95 ha chiếm 41% diện tích gieo sạ là 170 ha chiếm 59%). Diện tích gieo cấy lúa lai là 3,01 ha. Năng suất đạt 59,1 tạ/ha, sản lượng 1.202,7 tấn.

+ Vụ mùa: Diện tích gieo cấy vụ mùa 320,55 ha, đạt 100% kế hoạch (diện tích cấy là 160 ha; diện tích gieo sạ là 160,55 ha). Diện tích gieo cấy lúa lai là 6,27 ha đạt 31,4% kế hoạch; Diện tích gieo cấy lúa thuần chất lượng cao là 6,18 ha đạt 7,73% kế hoạch. Năng suất đạt 55,5 tạ/ha, sản lượng 1.1779,1 tấn.

- Về cây ngô:

+ Vụ đông: Diện tích gieo trồng 0,5 ha, năng suất 40 tạ/ha, sản lượng 02 tấn.

+ Vụ xuân: diện tích gieo trồng 5 ha, năng suất 42 tạ/ha, sản lượng 21 tấn. + Vụ mùa: Diện tích gieo trồng 6,5 ha, năng suất 42 tạ/ha, sản lượng 27,3 tấn.

- Cây chè: Hướng dẫn động viên bà con mạnh dạn thay thế cây chè cũ bằng những giống chè có năng suất, chất lượng cao. Tổng diện tích chè toàn xã là 116 ha. Trong đó diện tích chè kinh doanh là 97 ha, năng suất chè đạt 100 tạ/ha, sản lượng đạt 970 tấn.

*Chăn nuôi:

Công tác chăn nuôi đã từng bước chuyển dịch theo hướng chất lượng, giá trị kinh tế cao, chủ động phòng trừ dịch bệnh trên gia súc và gia cầm. Sử dụng nguồn vốn vay của Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NN&PTNT có hiệu quả, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện xóa đói giảm nghèo. Tổng đàn gia súc, gia cầm tính đến ngày 01/10/2018:

+ Đàn lợn: 5.286 con đạt 94,5 % kế hoạch (Trong đó: đàn lợn nái 675 con, lợn thịt 4.605 con, lợn đực giống 06 con).

+ Đàn trâu: 116 con đạt 120% kế hoạch. + Đàn bò: 15 con.

+ Đàn Ngựa: 30 con. + Đàn dê: 452 con.

+ Đàn gia cầm, thủy cầm: 52.765 con đạt 71% kế hoạch (trong đó: Đàn gà 43.860 con, vịt 6.780 con, đàn ngan ngỗng 2.120 con)

b. Lâm nghiệp

Xã Phục Linh đã và đang duy trì chăm sóc rừng hiện có. Xã đã tổ chức nhiều buổi hội thảo nhằm giúp nhân dân thực hiện bảo vệ và phát triển rừng.

Năm 2018, trồng mới được 26 ha (do nhân dân tự bỏ vốn ra trồng). Đã kiểm tra và cấp 39 giấy khai thác gỗ với tổng số 870,25 m3 cho các hộ gia đình (chủ yếu là gỗ keo).

Kết hợp với Chi nhánh công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên – Mỏ than Phấn Mễ trồng mới và bảo vệ rừng đã trồng trên diện tích đất bãi thải đã đổ xong. Tăng cường tuyên truyền, vận động bà con cùng chung tay bảo vệ và phát triển rừng.

c. Khu vực kinh tế công nghiệp

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp phát triển chưa cao, chưa có các cụm tiểu thủ công nghiệp, chủ yếu còn ở mức hộ gia đình với quy mô vừa và nhỏ với các mặt hàng gia công cơ khí, gara ô tô, nhôm kính, in ấn... Tuy vậy cũng đã khuyến khích tạo ra việc làm, có thu nhập ổn định cho một số con em ở địa phương.

d. Khu vực kinh tế thương mại, dịch vụ

Trong những năm qua, ngành thương mại dịch vụ trên địa bàn xã Phục Linh phát triển còn chậm do vị trí địa lý không thuận lợi, dân cư thưa thớt, đời sống nhân dân còn thấp. Một số loại hình kinh doanh phát triển nhanh như dịch vụ sửa chữa ô tô xe máy, kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh vận tải,...

4.1.2.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

- Dân số của xã đến cuối năm 2020 là 6.573 người, với 1792 hộ. Dân số của xã không tăng, có những năm giảm do bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn, một số hộ dân khác chuyển đến địa phương khác sinh sống. Một số khác chia tách hộ để hưởng chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án.

Bảng 4.2. Tình hình dân số và lao động xã Phục Linh năm 2020 Chỉ tiêu I. Tổng số nhân khẩu 1.Khẩu NN 2. Khẩu phi NN II. Tổng số hộ 1. Hộ NN 2. Hộ phi NN III. Tổng số LĐ 1. LĐ NN 2. LĐ phi NN

(Nguồn: Phòng thống kê UBND xã Phục Linh năm 2020)

Đặc điểm phân bố dân cư: Dân cư xã Phục Linh phân bố thành 5 cụm dân cư trên địa bàn 17 xóm.

- Lao động, việc làm: Số người trong độ tuổi lao động 3.892 người (chiếm 59,54%). Người dân chủ yếu làm nông nghiệp. Ngoài ra một bộ phận nhỏ là công nhân và kinh doanh dịch vụ tại địa phương.

Lao động nông nghiệp 3.570 người chiếm 91,7%, lao động thương mại dịch vụ 201 người chiếm 5,2%, lao động khác 121 người chiếm 18,8%

-Thu nhập bình quân đầu người đạt 14,31 triệu đồng/người/năm. * Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Phục Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên:

- Thuận Lợi: Do có được sự đồng lòng, chung sức của hệ thống chính trị và bà con nhân dân trong xã nên hiện trạng kinh tế xã hội của xã đã có nhiều biến đổi tích cực. Sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả cao, giá trị lớn, giúp xóa đói giảm nghèo cho địa phương. Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây

dựng, đáp ứng nhu cầu của bà con. Đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân được cải thiện. Lực lượng lao động của xã khá nhiều, có kinh nghiệm trong sản xuất, cần cù, chịu khó.

- Khó khăn, hạn chế:

+ Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm. Cây màu vụ đông có năng suất thấp, chưa có biện pháp ứng phó nhanh khi đàn gia súc gia cầm bị dịch bệnh, sản xuất nông nghiệp chưa được áp dụng tiến bộ KHCN.

+ Việc đầu tư hỗ trợ sản xuất còn hạn chế, tăng trưởng kinh tế còn chậm.

Một phần của tài liệu Thực hiện công tác cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã phục linh, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w