4.3. Thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ tại xã Phục Linh, huyện Đại Từ, tỉnh
4.3.1. Quy trình cấp GCNQSDĐ tại xã Phục Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thá
tỉnh Thái Nguyên
4.3.1. Quy trình cấp GCNQSDĐ tại xã Phục Linh, huyện Đại Từ, tỉnhThái Nguyên Thái Nguyên Quy trình cấp GCNQSDĐ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ họp xét
Sơ đồ 4.1: Quy trình cấp GCNQSDĐ xã Phục Linh
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ họp xét
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ họp xét
Trưởng ban chỉ đạo cấp GCNQSDĐ thiết lập lịch họp, xét cho từng thôn, xóm. Kết hợp với thành viên Ban chỉ đạo cấp GCNQSDĐ cấp huyện, cán bộ Phòng TN&MT (hoặc cán bộ Văn phòng Đăng ký QSDĐ) được chỉ
đạo chịu trách nhiệm địa bàn và Tổ cấp GCNQSDĐ của thôn, xóm xây dựng hồ sơ để tiến hành việc họp, xét cấp GCNQSDĐ. Chi tiết các công việc cần làm là:
- Kiểm tra sự đầy đủ của nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký đất đai của từng chủ sử dụng đất. Trường hợp thiếu hồ sơ thì phải bổ sung hoàn chỉnh theo đúng hướng dẫn.
- GCNQSDĐ được cấp lần đầu phải được đảm bảo về độ chính xác, dự thảo các ý kiến các trường hợp đủ điều kiện, chưa đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ và nghĩa vụ tài chính (nếu có).
Bước 2. Họp Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp xã - Cuộc họp gồm những thành phần tham gia sau:
+ Người chủ trì: Trưởng ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp xã. + Thư ký: Trưởng Ban cử một trong các thành viên Ban chỉ đạo ghi chép nội dung và lập Biên bản họp xét.
+ Các thành viên Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận của xã. + Tổ cấp giấy chứng nhận của xóm.
+ Thành viên ban chỉ đạo của huyện.
+ Đại diện người dân trong cùng thôn, xóm. - Nội dung họp xét:
+ Cán bộ địa chính xã đọc bản Dự thảo kết quả xét, cấp GCNQSDĐ đối với từng thửa đất theo nhu cầu của từng hộ gia đình, cá nhân.
+ Cán bộ phòng TN&MT (hoặc cán bộ Văn phòng Đăng ký QSDĐ) huyện, thành phố trình bày phiếu ý kiến kiểm tra của cán bộ được chỉ đạo phụ trách địa bàn.
+ Ban chỉ đạo cấp GCNQSDĐ cấp xã cho biểu quyết thông qua về danh sách các trường hợp đủ điều kiện và chưa đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ
với hình thức biểu quyết bằng giơ tay. Hoàn thiện bổ sung đối với hồ sơ còn tồn tại.
- Hoàn thiện hồ sơ sau họp xét:
+ Ban chỉ đạo cấp xã, Thư ký cuộc họp lập danh sách các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận và danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận kèm theo Biên bản để chuẩn bị công khai.
Bước 3: Công khai hồ sơ và giải quyết vướng mắc
- Không quá 03 ngày kể từ ngày họp xét của Ban chỉ đạo, cán bộ địa chính xã yết công khai kết quả tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã.
- Tài liệu công khai gồm: Danh sách các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận và danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận.
- Thời gian công khai kết quả họp xét cấp giấy chứng nhận và giải quyết vướng mắc là 15 ngày kể từ ngày niêm yết công khai.
- Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp xã hoàn thiện hồ sơ và lập Tờ trình Ủy ban nhân dân huyện, thành phố cấp giấy chứng nhận.
- Hồ sơ kèm theo tờ trình gồm:
+ Biểu tổng hợp thông tin và kết quả xét, cấp giấy chứng nhận của Ban chỉ đạo cấp xã.
+ Danh sách các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận. + Danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận. + Biên bản họp xét cấp giấy chứng nhận của ban chỉ đạo cấp xã. + Biên bản kết thúc việc công khai hồ sơ.
+ Phiếu ý kiến thẩm định của cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường. + Túi hồ sơ kê khai đất đai của hộ gia đình, cá nhân
Bước 5: Tiếp nhận hồ sơ và viết giấy chứng nhận
- Văn phòng đăng ký thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thành phố tiếp nhận và kiểm tra về số lượng hồ sơ do Ủy ban nhân dân xã nộp về.
- Việc viết giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Hướng dẫn số 206/HD-TNMT ngày 28/3/2013 của Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Sau khi hoàn thành việc viết giấy chứng nhận văn phòng đăng ký cấp huyện lập sổ Mục kê, Địa chính và sổ Cấp giấy chứng nhận theo quy định để quản lý.