4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.4.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn
- GO (giá trị sản xuất): Phản ánh toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định.
- IC (chi phí trung gian): Là toàn bộ các chi phí vật chất đã bỏ ra cho sản xuất.
- VA (giá trị gia tăng): Là giá trị sản phẩm dịch vụ tạo ra trong một năm sau khi đã trừ đi chi phí trung gian.
- MI (thu nhập hỗn hợp): Là thu nhập được tính bằng hiệu số của GTGT sau khi đã trừ đi khấu hao TSCĐ, thuế và lao động đi thuê (nếu có). MI = VA
-(A + T + lao động đi thuê). Trong đó: A là khấu hao TSCĐ; T là các khoản thuế phải nộp.
- Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí trung gian TGO là tỷ số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian. TGO = GO/IC, để biết được hiệu quả của một đồng chi phí trung gian tạo được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
- Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian TM là tỷ số giữa thu nhập hỗn hợp với chi phí trung gian. TM = MI/IC, để biết khi bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì người sản xuất sẽ có thêm bao nhiêu đồng thu nhập.
- Tỷ suất giá trị gia tăng theo giá trị sản xuất TVA là tỷ số giữa giá trị gia tăng với giá trị sản xuất. TVA = VA/GO, để biết được cứ một đồng giá trị sản xuất tạo ra bao nhiêu đồng công lao động.
47
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1.Tình hình hoạt động Hội liên hợp phụ nữ huyện Mai Sơn
3.1.1. Khái quát chung
Hội liên hiệp phụ nữ huyện Mai Sơn là một tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị, đại điện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam; phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới. Hội LHPN huyện Mai Sơn có 22 cơ sở Hội và 1 đơn vị trực thuộc với 32.248 hội viên sinh hoạt tại 327 chi hội.
Cơ quan chuyên trách Hội LHPN huyện gồm 5 biên chế:
- Cơ cấu dân tộc:Dân tộc Thái: 03 đồng chí; Dân tộc Kinh: 2 đồng chí - Trình độ chuyên môn:05 đại học(02 đồng chí đang học thạc sĩ) - Trình độ lý luận: 02 cao cấp; 02 trung cấp; 01 chưa qua đào tạo - Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam: 05 đồng chí.
Trong những năm qua dưới sự chỉ đạo củaThường trực huyện ủy và sự quan tâm phối hợp của UBND; các phòng, ban, đoàn thể chính trị - xã hội huyện. Các tầng lớp phụ nữ trên địa bàn huyện đãphát huy truyền thống thi đua yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực tự cường, năng động, sáng tạo, trí tuệ, bản lĩnh, nỗ lực cố gắng, vượt qua khó khăn, thách thức để trở thành những người phụ nữ trung hậu,đảm đang, những nữ lãnh đạo, thầy thuốc, nhà giáo, nữ doanh nhân…. xuất sắc trên nhiều lĩnh vực, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của huyện.
Hội LHPN huyện Mai Sơn nghiêm túc xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động, Tuyên truyền, vận động đến cán bộ, hội viên phụ nữ về 1 phong trào 2 cuộc vận động và 3 nhiẹm vụ trọng tâm của Hội; đời sống của cán bộ, hội viên phụ nữ cơ bản ổn định, chị em yên tâm tin tưởng tuyệt đối vào chủ
48
trương, đường lối, chính sách và sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Tích cực tham gia học tâp, lao động sản xuất, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của huyện; tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền vận động phụ nữ tích cực lao động sản xuất, hưởng ứng và thực hiện tốt các hoạt động do Hội Phụ nữ tổ chức, duy trì phát triển nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả, các cuộc vận động do Hội LHPN Việt Nam, Hội LHPN tỉnh Sơn La phát động, góp phần hoàn thiện các mục tiêu phát triển kinh tế của huyện.
Phụ nữ Mai Sơn đã tích cực học tập nâng cao kiến thức về mọi mặt nhằm trang bị cho bản thân những kiến thức, kỹ năng về xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi con khỏe, dạy con ngoan. Tích cực rèn luyện các phẩm chất đạo đức của phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước “Tự
tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”chị em ngày càng khẳng định rõ vị trí của phụ nữ trong gia đình và xã hội, phát huy tốt vai trò nòng cốt trong xây dựng gia đình hạnh phúc; chị em phụ nữ trong khối công nhân viên chức thực hiện tốt phong trào “giỏi việc nước đảm việc nhà”, tích cực lao động sản xuất nâng cao thu nhập, tổ chức tốt cuộc sống gia đình, chăm lo giáo dục thế hệ trẻ trở thành công dân tốt, thường xuyên ý thức việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, đẩy lùi và xóa bỏ các hủ tục tập quán lạc hậu, xây dựng đời sống văn hoá mới ở khu dân cư,góp phần nâng tỷ lệ gia đình văn hoá hàng năm đạt 69,6%(bình quân hàng năm tăng 1,6%).
3.1.2. Các hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ huyện Mai Sơn
3.1.2.1. Trong lĩnh vực chính trị xã hội
Phụ nữ ngày càng nhận thức vai trò, ý thức trách nhiệm trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.Hội phụ nữ các cấp trên địa bàn huyện luôn chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền cùng cấp triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27.4.2007 của Bộ Chính trị (khóa X) về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Luật Bình
49
đẳng giới, Nghị định 56/CP của Chính phủ; Nghị quyết số 20-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Hội và phong trào phụ nữ. Cán bộ, hội viên phụ nữ luôn tích cực, chủ động tham gia góp ý kiến vào các văn kiện Đại hội Đảng các cấp, đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền trong việc xây dựng các cơ chế, chính sách. Các tầng lớp phụ nữ đã hăng hái tham gia cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tỷ lệ nữ cấp ủy, nữ đại biểu Hội đồng nhân dân đã đạt theo Nghị quyết đề ra; công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ nữ được quan tâm, đội ngũ đảng viên nữ, cán bộ nữ quản lý, lãnh đạo có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng,góp phần thực hiện hoàn thành nhiệm vụ chính trị của huyện.
3.1.2.2. Trong lĩnh vực kinh tế
- Trong nông nghiệp và nông thôn: Phụ nữ là lực lượng quan trọng chiếm gần 50% lực lượng lao động chính trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Mặc dù bị ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh nhưng các hội viên phụ nữ luôn nỗ lực vượt qua khó thực hiện các chủ trương của huyện về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, đa dạng hoá các mô hình hoạt động tạo thu nhập, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống góp phần quan trọng trong xây dựng nông thôn mới. Qua các hoạt động phát triển sản xuất nông nghiệp, đã xuất hiện nhiều điển hình tiến tiến, đi đầu trong phong trào làm kinh tế giỏi góp phần tăng thu nhập, giải quyết nhiều việc làm cho lao động tại địa phương; có nhiều mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ hoặc tham gia thành viên các doanh nghiệp, hợp tác xã đã có thương hiệu sản phẩm đạt tiêu chuẩn Occop, Vietgap…., đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, phục vụ chế biến và xuất khẩu.
- Trong công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại- dịch vụ:
Nhiều chị em đã thể hiện sự năng động, sáng tạo, nhạy bén, tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế quan trọng của phụ nữ trong sản xuất, kinh doanh, khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống (như dệt thổ cẩm,đan lát…)
50
tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng, uy tín cung ứng ra thị trường trong và ngoài huyện, đặc biệt trong năm 2020 thành lập 02 Mô hình“Thêu thổ
cẩm” tại xã Phiêng Cằm với 28 thành viên tham gia. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Lực lượng nữ doanh nghiệp vừa và nhỏ, nữ tiểu thương đã thể hiện sự năng động, bám sát thị trường, nhanh nhạy nắm bắt thông tin, tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường, không ngừng cải tiến cung cấp các dịch vụ với chất lượng ngày càng cao,phục vụ cho nhu cầu đời sống xã hội, tăng thu nhập cho gia đình và thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách huyện. Với các hoạt động trên phụ nữ đã góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện; giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ từ 20 % (năm 2016) xuống còn 12,77% (năm 2020).
3.1.2.3. Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội
- Lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo, khoa học và công nghệ:
Toàn huyện có 1.907/2.395 nữ công chức, viên chức chiếm tỷ lệ 79,6% toàn ngành giáo dục của huyện, các nữnhà giáo đã không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện phẩm chất đạo đức, thi đua dạy tốt, phát huy sáng kiến, kinh nghiệm góp phần thực hiện mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện. Các cấp Hội phụ nữ trên địa bàn toàn huyện luôn chủ động phối hợp với ngành giáo dục triển khaicó hiệu quả phong trào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tập trung tuyên truyền, vận động cán bộ hội viên phụ nữ có con trong độ tuổi đưa con đến trường, lớp đạt chỉ tiêu, góp phần thực hiện phổ cập giáo dục mầm non.
Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 113/NQ-HĐND ngày 10/9/2015 của HĐND tỉnh về hỗ trợ cho phụ nữ và trẻ em gái tham gia học các lớp xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ giai đoạn 2015-2020. Qua đó đã góp phần đưa tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường hàng năm đạt 97 - 98%; duy trì22/22 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;nhiều
51
nữcán bộ quản lý, giáo viên xuất sắc đã được các cấp khen thưởng, tôn vinh các danh hiệu cao quý: có 49chị đạt danh hiệu “Giáo viên dạy giỏi” cấp tỉnh; có 329 chị đạt danh hiệu “Giáo viên dạy giỏi” cấp huyện; có 1.266 sáng kiến, kinh nghiệm được ứng dụng vào thực tiễn đạt chất lượng hiệu quả cao, được cấp tỉnh, cấp huyện công nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua”.
3.1.3. Thực trạng hoạt động trong công tác vận động phụ nữ trên địa bàn huyện Mai Sơn
Trong công tác vận động hội viên phụ nữ tham gia các hoạt động của hội để củng cố và nâng cao chất lương cơ sở hội. Ban Chấp hành Hội LHPN từ huyện đến cơ sở đã đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, lấy nhu cầu thiết thực của phụ nữ và nhiệm vụ chính trị củađịa phương là căn cứ để xác định nội dung, hình thức hoạt động của Hội. Các hoạt động chăm lo, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, chú trọng xây dựng các mô hình điểm theo từng nhiệm vụ của Hội và nhân diện những mô hình hiệu quả; xây dựng gia đình tiếp tục được đổi mới và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Chất lượng cán bộ hội ngày càng được nâng lên, tổ chức hội ngày càng được củng cố và phát triển; công tác thu hút tập hợp hội viên được tập trung chỉ đạo tăng cả về chất lượng và số lượng.
Nhưng bên cạch đó nhũng thành tích đó hình tình thu hút hội viên tham gia công tác hội ngày càng thấp, đời sống của một số bộ phận cán bộ, hội viên phụ nữ vùng sâu còn rất khó khăn, tỷ lệ hội viên phụ nữ mù chữ, nghèo còn cao, vẵn còn bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán lạc hậu;công tác giới thiệu hội viên ưu tú cơ sở cho Đảng kết nạp thấp.
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, giáo dục phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ về mọi mặt cho phụ nữ ở một số cơ sở chưa thường xuyên, chất lượng tuyên truyền còn hạn chế; việc nắm bắt và phản ánh tình hình tư tưởng của hội viên, phụ nữ và dư luận xã hội có lúc chưa kịp thời, chưa sâu sát.Công tác tuyên truyền thực hiện bình đẳng giới ở đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa chưa có nhiều chuyển biến tích cực.
52
Việc xây dựng và nhân diện các mô hình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế còn hạn chế; công tác quản lý vốn vay, hiệu quả sử dụng vốn vay ở một số nơi chưa cao. Hoạt động dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu của phụ nữ.
Trình độ, năng lực, phương pháp, tác phong, lề lối làm việc của một số cán bộ Hội cơ sở còn hạn chế. Công tác kiểm tra của một số cơ sở Hội còn hình thức, chưa hiệu quả.Hoạt động công tác hội ở một số cơ sở Hội còn mang tính thụ động, chưa có nhiều đột phá.
Công tác tham mưu với cấp uỷ; sự phối hợp với chính quyền, các ban ngành, đoàn thể của một số cơ sở Hội còn hạn chế. Công tác tham mưu, đề xuất chính sách, phản biện xã hội, giám sát các chính sách có liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ còn lúng túng và hạn chế.
Bảng 3.1.Tình hình hội viên, phụ nữ nghèo trên địa bàn huyện Mai Sơn
ĐVT: Hộ
Nội dung Năm
2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh (%) 19/18 20/19 BQ Tổng số hội viên phụ nữ nghèo làm chủ hộ 2.065 1.923 1.016 93,12 52,83 56,73 Tổng số hội viên phụ nữ cận nghèo làm chủ hộ 876 824 732 94,06 88,83 94,44 Tổng số hội viên phụ nữ thoát nghèo 521 483 416 92,70 86,12 92,91 (Nguồn BC kết quả hoạt động công tác Hội LHPN huyện, 2018-2020)
Toàn huyện đã có 7.960 hội viên nòng cốt ở 327 chi hội phụ nữ, trong những năm qua đã công nhận 2.714 hội viên mới, nâng tổng số hội viên toàn huyện lên 32.248 chị. Hội viên là cán bộ, công chức, viên chức và người lao
53
động 610; hội viên đóng hội phí là 24.087; hội viên là người dân tộc thiểu số 22.239 hội viên;hội viên theo đạo 897 hội viên, trong đó dân tộc thiểu số 325 hội viên. Tổng số phụ nữ nghèo làm chủ hộ năm 2018: 2.065 đến hết năm 2020 là 1.016 giảm tỷ lệ phụ nữ nghèo làm chủ hộ 52,83% trong đó tổng số hội viên nghèo làm chủ hộ cũng giảm đáng kể xuống 732 hộ.