Nâng cao chất lượng tín dụng tại cơ sở

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ủy thác qua hội liên hiệp phụ nữ cơ sở tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 93 - 95)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.8. Nâng cao chất lượng tín dụng tại cơ sở

Là một trong những huyện phát triển kinh tế khá, tiềm năng thế mạnh của huyện sản xuất nông, lâm nghiệp và đa phần hội viên phụ nữ trên địa bàn huyện vẫn chủ yếu là lao động nông nghiệp. Để mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập cho hội viên thì nguồn vốn tự có của các gia đình là không đủ, chính vì điều này sự đóng góp của nguồn vốn tín dụng ủy thác là rất lớn. Trong quá trình tiếp cận nguồn vốn này hội viên phụ nữ trên địa bàn huyện đã có những thuận lợi nhất định:

Thứ nhất: Phong tục tập quá và nhận thức của hội viên đã có nhiều thay đổi tích cực: hội viên phụ nữ đã có những thay đổi trong phương thức sản xuất của mình theo hướng hàng hóa, áp dụng nhiều khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nuôi trồng các giống cây trồng vật nuôi đem lại giá trị kinh tế cao nên đã có tư

82

duy mở rộng sản xuất chủ động tìm nguồn vốn để bù đắp sự thiếu hụt vốn trong sản xuất.

Thứ hai: Năng lực tiếp cận dịch vụ cho vay hiệu quả hơn. Hội viên phụ nữ sau khi vay vốn cũng dần biết cách lập kế hoạch sản xuất sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn. Chính vì điều này mà số lượng vốn nợ quá hạn và nợ xấu có xu hướng ngày càng giảm so với trước. Bên cạnh đó, hội viên cũng chủ động tìm đến ngân hàng để vay vốn, không dựa vào cộng đồng hay người thân để vay vốn sản xuất. Tư duy về việc vay vốn không còn e dè ngại ngùng.

Thứ ba: Các ngân hàng cho hội viên phụ nữ vay vốn đã có nhiều thay đổi tích cực. Các ngân hàng đã có những thay đổi trong các thủ tục hành chính, nhằm giảm bớt những thủ tục rờm ra, gây phiền nhiễu cho người dân. Các chương trình vay vốn cũng dần đa dạng và phù hợp hơn đối với người dân. Ngoài ra, các cán bộ ngân hàng cũng có tinh thần trách nhiệm là việc, hướng dẫn tận tình người dân trong quá trình làm thủ tục cũng như hướng dẫn trong việc quản lý hiệu quả nguồn vốn đi vay.

Thứ tư: Sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội ngày càng nhiều hơn. Các thành viên trong các tổ chức cũng đã giúp đỡ nhau nhiều trong quá trình sản xuất kinh doanh, giúp nhau lập kế hoạch sản xuất, giúp nhau về kỹ thuật, đặc biệt là những hộ có kinh tế khá giúp đỡ những hộ có kinh tế khó khăn trong quá trình sản xuất nông nghiệp: nuôi trồng các giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao, có giá trị về mặt kinh tế…

Thứ năm: sự phối hợp của ngân hàng và các cơ quan nhà nước ngày càng chặt chẽ. Số lượng các lớp tập huấn ngày càng nhiều hơn, người dân được tiếp cận với trình độ khoa học kỹ thuật cao, cơ quan khuyến nông thường xuyên thăm và giúp đỡ người dân khi có những thắc mắc trong khi sản xuất.

83

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ủy thác qua hội liên hiệp phụ nữ cơ sở tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)