Hình ảnh thơ vừa gần gũi, quen thuộc, vừa có ý nghĩa biểu tượng, giọng thơ nhẹ

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số phương pháp hướng dẫn học sinh ôn thi THPT quốc gia môn ngữ văn dạng bài so sánh văn học (Trang 26 - 29)

nhàng, tha thiết.

*Điểm khác biệt + Lí giải:

- "Việt Bắc" ra đời khi cuộc kháng chiến chống Pháp vừa hoàn thành, khung cảnh được tái hiện phù hợp với khơng khí chia tay lịch sử ngay sau khi chiến thắng, khi Trung ương chính phủ rời Việt Bắc về Hà Nội. Chủ ́u thể hiện tình cảm gắn bó của người Cán bộ với Việt Bắc, đề cao ân tình cách mạng. Hình thức đối thoại đồng thời là lời tự hứa, khẳng định tấm lòng thủy chung của người ra đi. Thơ lục bát, kết cấu đối đáp “mình-ta” khiến đoạn thơ mang đậm tính dân tộc.

- "Đất Nước" ra đời khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang vào giai đoạn khốc liệt. Chủ yếu thể hiện Đất nước là tất cả những gì gần gũi, thân thiết nhất của mỗi con người, khơi gợi lòng yêu nước, góp phần thức tỉnh tuổi trẻ các đơ thị tạm chiến miền Nam. Hình thức là lời trò chuyện tâm tình đã thuyết phục người nghe. Thể thơ tự do với âm hưởng trường ca, đầy cảm xúc nhưng vẫn giàu chất trí tuệ.

3. Kết bài

Với giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc như trên hai đoạn thơ nói riêng và cả hai bài thơ nói chung đã góp phần bồi đắp tinh thần yêu nước trong mỗi con người Việt Nam. Qua đó, nó cũng làm nổi bật phong cách độc đáo của hai nhà thơ.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đề 10: Cảm nhân hai đoạn thơ sau: Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

(Tây Tiến- Quang Dũng , Ngữ văn 12 nâng cao, NXB Giáo dục,2008) Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan . Dân cơng đỏ đuốc từng đồn

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên .

(Việt Bắc - Tố Hữu , Ngữ văn 12 nâng cao, NXB Giáo dục, 2008 )

1. Mở bài

- Quang Dũng là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Thơ Quang Dũng mang nét hồn nhiên, tinh tế, mang vẻ đẹp hào hoa, phóng khống, đậm chất lãng mạn. “Tây Tiến” là bài thơ được Quang Dũng viết năm 1948, tại Phù Lưu Chanh. Bài thơ thể hiện nỗi nhớ về đoàn quân Tây Tiến, cảnh sắc, thiên nhiên, con người Tây Bắc. Bài thơ mang vẻ đẹp lãng mạn và chất bi tráng.

- Tố Hữu là lá cờ đầu của nền thơ ca Cách Mạng Việt Nam hiện đại. Thơ Tố Hữu mang vẻ đẹp của lối thơ trữ tình chính trị, giọng điệu tâm tình, giàu tính dân tộc. “Việt Bắc” là bài thơ được viết vào tháng 10/1954, từ sự kiện lịch sử của dân tộc: cuộc chia tay giữa người cán bộ cách mạng và nhân dân chiến khu Việt Bắc.

2. Thân bài

a. Cảm nhận hai đoạn thơ * Đoạn thơ “Tây Tiến”: * Đoạn thơ “Tây Tiến”: -Về nội dung:

+Đoạn thơ vẽ nên chân dung người lính Tây Tiến: đó là bức chân dung tập thể đoàn binh với vẻ ngoài tiều tuỵ, ốm yếu, xanh xao nhưng lại toát lên dũng khí khoẻ khoắn.

+Tâm hồn người lính Tây Tiến: mơ khát vọng lập chiến công gửi về Tổ quốc, đồng thời họ cũng sống lạc quan, yêu đời, lãng mạn, giàu tình cảm khi mơ về góc phố phường Hà Nội, về những người thân yêu,…

+Đối mặt với cái chết, với bệnh tật nhưng người lính Tây Tiến vẫn thể hiện lý tưởng cao đẹp: sẵn sàng hy sinh vì nền độc lập tự do của Tổ quốc.

-Về nghệ thuật:

+Bút pháp tương phản được sử dụng triệt để, tô đậm vẻ đẹp lý tưởng tâm hồn người lính Tây Tiến.

+Sử dụng các từ Hán Việt, những hình ảnh ước lệ, tạo giọng điệu nghiêm trang, cổ kính. Sử dụng cách nói chủ động diễn đạt phẩm chất lạc quan, khoẻ khoắn.

+Sử dụng biện pháp nhân hố, hình ảnh ước lệ,… *Cảm nhận đoạn thơ “Việt Bắc”

-Về nội dung:

+Đoạn thơ xây dựng hình ảnh đồn quân Cách mạng của những người kháng chiến trưởng thành từ căn cứ địa Việt Bắc.

+Đó là sự phối hợp giữa bộ đội chủ lực, dân quân, dân cơng làm nên sự đồn kết, sức mạnh tồn dân . Đó là vẻ đẹp rực rỡ, chói sáng, sự hiện đại hố đội qn cách mạng.

+Sức mạnh của đoàn quân Cách mạng đã xua tan màn đêm nô lệ, soi rọi ánh sáng tương lai trong niềm tin chiến thắng.

-Về nghệ thuật:

+Sử dụng điệp ngữ, từ láy, hình ảnh ước lệ diễn tả niềm lạc quan, sức mạnh đoàn quân.

+Nhịp thơ chắc khoẻ, gợi nhịp bước hành quân, sử dụng biện pháp phóng đại, liệt kê, gợi khơng khí ra trận hào hùng.

+Thể thơ lục bát tạo chất trữ tình tha thiết, bay bổng.

b. So sánh *Tương đồng: *Tương đồng:

-Hai đoạn thơ viết trong thời kì chống Pháp, hai tác giả đều là những người Cách mạng tham gia cuộc kháng chiến.

-Bức chân dung người lính Cách mạng hào hùng, có lý tưởng cao cả đều được thể hiện trong hai đoạn thơ. Cả hai đoạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ.

* Khác biệt:

-Chân dung người lính Tây Tiến gắn bó với Tây Bắc, họ mang nét đẹp hào hùng, hào hoa, lãng mạn. Nhà thơ khắc hoạ trong bút pháp tương phản, làm nên chất bi tráng của đoạn thơ.

-Việt Bắc là hình ảnh của đồn qn Cách mạng gắn bó với mảnh đất Việt Bắc. Cách sử dụng thể thơ, hình ảnh, từ ngữ, bút pháp gần với thơ ca dân gian. Đoạn thơ mang vẻ đẹp của khúc tráng ca trữ tình bay bổng.

* Lí giải:

+Tương đồng: Cả hai bài thơ đều ra đời trong thời kì kháng chiến chống Pháp, đều

là đỉnh cao thơ ca giai đoạn này. Quang Dũng và Tố Hữu đều là những nhà thơ lớn.

+Khác biệt: Mỗi nhà thơ có một phong cách riêng trong sáng tác; môi tác phẩm văn

là cái chết cho nên hai đoạn thơ có sự khác biệt là đương nhiên.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------

B. DẠNG SO SÁNH HAI ĐOẠN TRÍCH TRONG HAI TÁC PHẨM VĂN XII. CÁCH LÀM (Tương tự như dạng A) I. CÁCH LÀM (Tương tự như dạng A)

1. Mở bài

- Giới thiệu hai tác giả và hai tác phẩm - Giới thiệu hai đoạn trích.

2. Thân bài

a. Phân tích

* Phân tích đoạn trích thứ nhất:

+ Nội dung: Phân tích theo từng câu hoặc theo nội dung. + Nghệ thuật: giọng điệu, BPTT, từ láy, cấu tạo câu văn,…

( Có thể phân tích nội dung và nghệ thuật cùng một lúc trong từng câu hoặc từng đoạn)

*Phân tích đoạn trích thứ hai: ( như đoạn thứ nhất)

b. So sánh những điểm tương đồng và khác biệt

- Tương đồng và khác biệt về nội dung:

+ Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt về nội dung. - Tương đồng và khác biệt về nghệ thuật

+ Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt về nghệ thuật: giọng điệu, BPTT, từ ngữ, phong cách nghệ thuật….

- Lí giải sự khác biệt: Thời điểm sáng tác, Cách nhìn nhận của tác giả, trào lưu sáng tác…. ảnh hưởng như thế nào đến sự khác biệt đó;

3. Kết bài:

- Đánh gia sự thành cơng của mỗi đoạn trích và tác giả.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số phương pháp hướng dẫn học sinh ôn thi THPT quốc gia môn ngữ văn dạng bài so sánh văn học (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)