MỘT SỐ ĐỀ LUYỆN TẬP Đề 1:

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số phương pháp hướng dẫn học sinh ôn thi THPT quốc gia môn ngữ văn dạng bài so sánh văn học (Trang 29 - 34)

Đề 1:

Cảm nhận hai đoạn văn sau:

“Mị khơng nói. A Sử cũng khơng nói thêm gì nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn ln tóc lên cột, làm cho Mị khơng cúi, khơng nghiêng

được đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.”

(Trích Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi, trang 8, SGK ngữ văn 12, tập 2, NXBGD)

“ Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn”

(Trích Chiếc thuyền ngồi xa của Nguyễn Minh Châu, trang 71, SGK Ngữ văn 12, tập2, NXBGD)

Hướng dẫn làm bài 1. Mở bài

-Tô Hồi là cây bút văn xi hàng đầu của văn học Việt Nam hiện đại. Sáng tác của ông thể hiện một vốn sống rất phong phú với lối viết giản dị, sinh động. Đặc biệt là những trang văn về phong tục tập quán, lối sống của người dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ (1952) . Những xúc động chân thành của nhà văn được gửi tới nhân vật Mị- một cô gái tiêu biểu cho những người phụ nữ Mèo bị áp bức dưới bàn tay của chúa đất, thống lí. Đoạn văn trích dẫn đã tái hiện sâu sắc cảnh sống, thân phận của Mị khi đã trở thành dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra.

-Nguyễn Minh Châu là nhà văn mở đường tinh anh tài năng cho văn học đổi mới sau cách mạng. Từ ngòi bút sử thi thiên về cảm hứng lãng mạn chuyển sang cảm hứng thế sự trong hai chặng đường sáng tác của mình, ơng đã đóng góp cho văn học nước nhà những trang viết sinh động về cuộc sống con người trong và sau chiến tranh. Đặc biệt khi viết về những vấn đề thời sự, tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa đã đưa bạn đọc đến những góc khuất của cuộc sống để tìm thấy ở đó những mảnh vỡ của hạnh phúc gia đình. Đoạn trích như phơi bày ra trước mắt bạn đọc hiện thực phũ phàng của nạn bạo lực đang diễn ra nơi ngư dân một vùng biển sinh sống.

2. Thân bài

a. Cảm nhận hai đoạn văn

*Đoạn văn trong Vợ chồng A Phủ:

+ Đoạn văn miêu tả cảnh Mị đang sửa soạn đi chơi trong đêm tình mùa xuân thì A Sử- chồng Mị về bắt gặp. Những hành động của A Sử tàn bạo, lạnh lùng, ghê rợn là minh

chứng cho bộ mặt của những kẻ thống trị giàu có nơi Hồng Ngài. Thái độ dưng dưng vơ cảm, khơng phản ứng của Mị tiêu biểu cho thân phận cam chịu nô lệ của những người đàn bà bị bắt đến ở nhà thống lí Pá Tra.

+ Câu văn ngắn gọn, lối miêu tả tỉ mỉ, chủ yếu thiên về miêu tả hành động lột trần bản chất vô nhân đạo của nhân vật. Giọng điệu vừa phẫn nộ vừa đau xót…

*Đoạn văn trong Chiếc thuyền ngồi xa:

+Đoạn văn miêu tả cảnh người đàn ông đánh vợ khi rời thuyền lên mặt đất ở một vùng biển miền Trung. Những hành động của người đàn ông thật dã man như trút tất cả những bế tắc, bực dọc trong cuộc sống lên thân thể người đàn bà. Người đàn bà thì khơng phản ứng, nín lặng chịu đựng như coi đó là một chấp nhận trong cuộc sống để tồn tại.

+Câu văn dài, miêu tả những hành động liên tiếp, tàn bạo. Lời trần thuật chứa chan sự cảm thông, chia sẻ.

b. So sánh

-Về điểm tương đồng: Cả hai đoạn đều diễn tả cảnh vũ phu của những người đàn ông

đánh vợ. Cịn người đàn bà thì cam chịu khơng phản ứng. Các câu văn chủ yếu miêu tả hành động của nhân vật.

- Về điểm khác biệt:

+Đoạn trong Vợ chồng A Phủ viết về cảnh đời, cuộc sống của những người dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc. Những hành động của nhân vật A Sử là hành động của một người chồng khơng tình u. Hắn chỉ coi Mị cũng như hầu hết những người đàn bà khác trong cái nhà của hắn khơng hơn gì phận tơi địi, nơ lệ. Cách cư xử của hắn mang tâm lí của những kẻ cầm quyền hống hách. Cịn Mị lúc đó đang trong trạng thái say cùng tiếng sáo gọi bạn tình với cảm xúc yêu đương nồng nàn. Con người Mị lúc này là con người vô thức. Lời văn Tơ Hồi giản dị mà chứa trong đó cái màu sắc dân tộc khá đậm nét, chứng tỏ một sự am hiểu tận tường đặc điểm tâm lí tính cách cũng như hành động của con người miền cao Tây Bắc

+Đoạn trong Chiếc thuyền ngoài xa miêu tả cảnh đời, cuộc sống của những ngư dân vùng biển. Cái cuộc sống quanh năm suốt tháng lênh đênh trên mặt nước mà lúc nào cũng thấy nghèo đói. Hành động của người chồng là tâm lí trạng thái bực tức, bế tắc vì gánh nặng mưu sinh đè nặng lên đơi vai những người đàn ơng vốn coi là trụ cột trong gia đình. Người vợ lại mang tâm lí cam chịu nhẫn nhục, đó là đức hi sinh của một người đàn bà thấu hiểu lẽ đời sâu sắc. Con người chị lúc này là con người ý thức. Lời

trần thuật ngắn gọn ẩn chứa trong đó những trăn trở về cuộc sống mưu sinh của con người, những nhận thức sâu sắc mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực.

*Lí giải: Sở dĩ có những điểm khác nhau như vậy bởi phong cách sáng tạo của mỗi tác

giả, cũng do đặc điểm hoàn cảnh lịch sử ra đời của mỗi tác phẩm.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đề 2:

“ Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi,

những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt”

(Vợ nhặt – Kim Lân)

“Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt”

(Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu)

Anh, chị cảm nhận thế nào chi tiết “dòng nước mắt” trong những câu văn trên?

1. Mở bài: Giới thiệu chung.

+ Kim Lân là tác giả tiêu biểu của dòng văn học hiện thực,gắn liền với đề tài nông thôn và nông dân, với lối viết dung dị, mộc mạc. Một trong những biệt tài của ơng là khả năng phân tích tâm lí bậc thầy. Đoạn văn là nét tâm lí tủi buồn của bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” trước tình huống con trai “nhặt” được vợ.

+ Nguyễn Minh Châu được mệnh danh là một trong những cây bút “tinh anh và tài

năng” bậc nhất của nền văn nghệ mới. Tác phẩm của ơng thể hiện cái nhìn cuộc sống

đa chiều, giàu trải nghiệm. Đoạn văn là tâm trạng đau khổ của người đàn bà hàng chài khi không thể tiếp tục giấu diếm đứa con về những nỗi bất hạnh trong gia đình.

2.Thân bài:

+ Vai trị của chi tiết trong tác phẩm văn học: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Những tác phẩm thành công bao giờ cũng xây dựng được những chi tiết đặc sắc.

+ Đoạn văn 1: Miêu tả nét tâm trạng tủi buồn, xót xa của cụ Tứ trước tình huống ối

oăm khi anh cu Tràng bỗng dưng có vợ. Phần vì tủi cho mình đã khơng thể cưới vợ cho con như “người ta”, phần vì thương và lo cho con khi cái đói đang đang tràn lên ghê gớm. Những dòng nước mắt hiếm hoi của người mẹ già đã thể hiện xúc động tâm trạng ấy. Giọng điệu chậm rãi kết hợp với thán từ “ Chao ôi” và dấu “…” càng tô đậm sự xót xa.

+ Đoạn văn 2: Hình ảnh Phác lầm lì và lao vào đánh bố để bênh mẹ đã khiến người

đàn bà vô cũng đau khổ. Tấn bi kịch gia đình bấy lâu nay bà cố tình che giấu giờ đã bị phơi bày. Người đàn bà không hề khóc lóc trước những trận địn của chồng giờ đã “rỏ xuống những dòng nước mắt” vì cảm nhận sâu sắc thương tổn trong tâm hồn đứa con.

*Điểm tương đồng:

- Nội dung:

+Đều là dòng nước mắt của những người mẹ trong hồn cảnh nghèo đói, khốn khổ. + Đều là “giọt châu của loài người”, thể hiện đức hi sinh và lòng vị tha của người phụ nữ.

+Thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm, sự đồng cảm của nhà văn với những đau khổ của con người, đặc biệt là những đau khổ của người phụ nữ.

+Với người đọc, nó góp phần “thanh lọc” tâm hồn con người, thêm trân trọng những vẻ đẹp tâm hồn đáng quý. Chi tiết “dòng nước mắt” cũng là một trong những chi tiết nghệ thuật thường được các nhà văn sử dụng để khắc họa tâm trạng nhân vật.(dẫn chứng)

- Nghệ thuật: Bút pháp miêu tả tâm lí tinh tế, tài tình.

*Điểm khác biệt:

- Về nội dung:

+ Dòng nước mắt của cụ Tứ gắn với tình huống anh Tràng “nhặt” được vợ. Nó vừa thể hiện sự ai ốn, xót thương cho con trai và con dâu trong nghịch cảnh éo le, vừa là sự tủi phận cho mình đã khơng thể “dựng vợ gả chồng” cho con như “người ta”.

+ Dòng nước mắt của người đàn bà hàng chài “ rỏ xuống” sau khi đứa con đánh bố để bênh vực mẹ, bi kịch gia đình đã bị phơi bày trước một người lạ( Phùng) và đặc biệt là trước đứa con. Bà khóc vì đau đớn và nhục nhã khi khơng thể tiếp tục che giấu sự bất hạnh của gia đình, nhất là nỗi đau khi cảm nhận được sự tổn thương quá lớn trong tâm hồn Phác.

-Về nghệ thuật:

+ Câu chữ của Kim Lân mộc mạc, giản di, miêu tả trực tiếp tâm trạng nhân vật. Thán từ “chao ôi” như tiếng thở dài, dấu “…” gợi ánh nhìn xa xăm, lo âu.

+ Nguyễn Minh Châu sử dụng hình ảnh so sánh ví von để miêu tả nỗi đau người mẹ. Hình ảnh “viên đạn” và cách nói “ bắn vào”, “xuyên qua” đã miêu tả nỗi đau tinh thần của người mẹ như có hình xác, sinh động.

+ Sự giống nhau xuất phát từ tấm lòng của những cây bút lớn, những nhà văn ln nặng lịng với số phận con người, đặc biệt là những con người “ khơng có ai để bênh

vực” (Nguyễn Minh Châu).

+ Sự khác biệt xuất phát từ phong cách riêng của mỗi tác giả, cũng như những đặc điểm riêng của từng giai đoạn văn học.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số phương pháp hướng dẫn học sinh ôn thi THPT quốc gia môn ngữ văn dạng bài so sánh văn học (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)