Đặc điểm của Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập

Một phần của tài liệu Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại việt nam trái phép trong bộ luật hình sự việt nam (Trang 25 - 94)

7. Kết cấu của đề tài

1.2. Đặc điểm của Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập

cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép

Trên cơ sở các khái niệm trên, có thể thấy Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép (Điều 348 BLHS năm 2015) có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến hoạt động quản lý hành chính về lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đây là hoạt động chấp hành, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước, của các cơ quan Nhà nước khác và các tổ chức được Nhà nước ủy quyền quản lý trên cơ sở luật định và để thi hành pháp luật nhằm thực hiện chức năng tổ chức, quản lý, điều hành trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú của nước ta. Theo Điều 23 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú

quyền tự do đi lại là một trong những quyền cơ bản của con người, của công dân, được Nhà nước tôn trọng và bảo vệ. Tuy nhiên, PLHS nước ta quy định hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép là tội phạm. Như vậy, quyền này sẽ bị hạn chế vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng (khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013). Hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép đã xâm phạm đến hoạt động bình thường, đúng đắn của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, làm giảm hiệu quả và hiệu lực quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú ở Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hành vi xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép còn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát và lây lan dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, xã hội. Tội phạm này được quy định nhằm đấu tranh phòng chống các hành vi xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép.

Thứ hai, chủ thể thực hiện hành vi phạm tội là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực TNHS.

Chủ thể của tội phạm này không phải chủ thể đặc biệt. Bất kì ai cũng có thể trở thành chủ thể của tội phạm, không phân biệt giới tính là nam hay nữ. Họ có thể là người Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không quốc tịch. Ngoài ra, chủ thể của tội phạm phải thỏa mãn điều kiện là người có đầy đủ năng lực TNHS và từ đủ 16 tuổi trở lên. Theo khoản 1 Điều 12 BLHS năm 2015 quy định: “Người từ đủ

16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật có quy định khác” [17]. Ở đây, BLHS năm 2015 không quy định chủ thể tội

phạm này thuộc đối tượng người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, đối tượng này chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng của một số tội theo quy định tại khoản 2 Điều 12 BLHS năm 2015. Như vậy, độ tuổi chịu TNHS đối

với tội phạm này là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực TNHS và năng lực hành vi hình sự.

Thứ ba, tội phạm này được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý.

Lỗi cố ý là lỗi của người khi thực hiện hành vi, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra [17]. Tội phạm được thực hiện bởi lỗi cố ý, có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Khi thực hiện hành vi phạm tội này, người phạm tội nhận thức rõ hành vi mình đang làm là đang tiếp tay cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép nhưng vẫn cố ý thực hiện.

Thứ tư, chủ thể thực hiện hành vi phạm tội nhằm mục đích vụ lợi.

Vụ lợi được hiểu là việc mưu cầu lợi ích riêng cho mình. Như vậy, khi chủ thể thực hiện hành vi phạm tội, mục đích chính là tìm kiếm lợi nhuận, lợi ích không chính đáng từ việc tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép. Trường hợp tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép nhưng không vì mục đích vụ lợi thì không phải là tội phạm này.

1.3. Ý nghĩa của việc quy định Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép

Việc quy định Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép có một số ý nghĩa cơ bản như sau:

Thứ nhất, góp phần bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, xử lý kịp thời, công minh, đúng pháp luật hành vi phạm tội. Luật hình sự đóng vai trò quan trọng

trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích nhà nước, bảo vệ trật tự pháp luật, phòng chống mọi hành vi phạm tội, giáo dục con người có ý thức tuân thủ pháp luật, đấu tranh phòng chống tội phạm. Hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép không chỉ làm giảm hiệu quả công tác quản lý hành chính

nhà nước trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú ở Việt Nam mà còn xâm phạm trực tiếp đến trật tự hành chính trong lĩnh vực này. Do đó, hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép được xem là hành vi nguy hiểm cho xã hội, cần được trừng trị nghiêm minh và có một hình phạt tương xứng để tạo tính răn đe cho toàn xã hội. Việc BLHS năm 2015 quy định Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép không chỉ đảm bảo pháp chế mà còn đảm bảo việc xử lý kịp thời, đúng pháp luật hành vi phạm tội; góp phần bảo đảm trật tự pháp luật, chủ quyền quốc gia.

Thứ hai, góp phần bảo đảm nguyên tắc công bằng, bình đẳng trong pháp luật hình sự. Mỗi một người phạm tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh,

nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép với từng mức độ nguy hiểm sẽ có các chế tài hình sự tương ứng; góp phần đảm bảo tinh thần chủ động đấu tranh, chống tội phạm của BLHS. Bên cạnh đó, việc quy định hành phạt nhằm răn đe, giáo dục, cảm hóa người phạm tội trở thành những người lương thiện; đồng thời nâng cao ý thức làm chủ xã hội, tuân thủ pháp luật, phòng chống tội phạm.

Thứ ba, góp phần giúp các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có cơ sở pháp lý để áp dụng pháp luật một cách đầy đủ, đúng đắn, hiệu quả; người dân có cơ sở để tố giác tội phạm. Hiện nay, tội phạm tổ chức, môi giới cho

người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép không còn mang tính chất cục bộ tại một số địa phương, một số vùng mà đã phổ biến hầu khắp cả nước, thậm chí cả ngoài nước. Đặc biệt, trong những thời gian gần đây, tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép ngày càng tăng và diễn biến ngày càng phức tạp. Việc quy định Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép có tác dụng phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật đến với toàn bộ người dân, các cá nhân, tổ chức góp phần nâng cao nhận thức của người dân về loại tội phạm này.

Đồng thời, việc người dân ngày càng có nhận thức cao hơn về tội phạm này cũng góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống các tội về xâm phạm trật tự quản lý hành chính nói chung và tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép nói riêng.

Thứ tư, việc quy định Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép giúp phân biệt rõ tội phạm này với các tội về xuất cảnh, nhập cảnh trái phép khác không phải là tội phạm này. Để quy định Tội

tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép phù hợp và áp dụng được vào thực tiễn, các nhà làm luật đã phải nghiên cứu, tìm hiểu những quy định về nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính trong một thời gian dài, so sánh các quy định giữa các bộ luật, tiếp thu có chọn lọc các quy định của các nước trên thế giới về tội phạm này. Trên cơ sở đó có những kiến nghị, đề xuất, bổ sung các quy định còn bất cập nhằm hoàn thiện pháp luật về phòng chống tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép ở nước ta. Qua việc quy định các dấu hiệu pháp lý về khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan của tội phạm giúp nhận biết, phân biệt tội này với các tội xâm phạm xuất nhập cảnh trái phép khác.

Từ đây, chúng ta có thể thấy việc quy định Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép là hoàn toàn cần thiết, có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đáp ứng yêu cầu công cuộc đấu tranh phòng, chống và xử lý tội phạm ở nước ta hiện nay.

1.4. Yêu cầu trong việc quy định Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép

1.4.1. Yêu cầu bảo vệ trật tự quản lý hành chính của đất nước

Hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép không chỉ gây mất an toàn xã hội mà còn ảnh huởng tới trật tự quản lý hành chính, cho thấy sự xuống cấp nghiêm trọng của đạo đức, nhận thức

trong xã hội Việt Nam. Hành vi của bất kì ai đã tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép một lần nữa cho thấy sự suy thoái trong nhận thức của người dân hiện nay; là những người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, biết hành vi của mình là trái pháp luật, xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính nhưng vẫn cố ý thực hiện. Qua đó cho thấy, một bộ phận không nhỏ người dân vì lợi ích của bản thân mà xâm phạm đến trật tự hành chính của đất nước, sự xuống cấp nghiêm trọng của đạo đức, nhận thức con người và tác động tiêu cực tới sự phát triển bền lâu của đất nước. Vì vậy, các hành vi này cần được hình sự hóa để có các biện pháp hạn chế, loại bỏ ra khỏi xã hội, bảo vệ trật tự hành chính quốc gia.

1.4.2. Yêu cầu bảo đảm trật tự xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế sâu rộng, tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép ở Việt Nam gia tăng đáng kể; cách thức và thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi.

Lần đầu tiên LHS quy định Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đây được xem là một trong những công cụ sắc bén để góp phần bảo đảm cho trật tự hành chính nhà nước được nghiêm minh, ổn định. Tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép xâm phạm đến quyền được bảo đảm trật tự hành chính nhà nước; là hành vi nguy hiểm cho xã hội đặc biệt trong thời điểm đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm này cần có một chế tài hình sự nghiêm khắc để xử lý kịp thời, triệt để.

Việc quy định Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép trong BLHS Việt Nam góp phần bảo vệ trật tự quản lý hành chính của đất nước; trên cơ sở đó giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố xét xử được diễn ra công bằng, khách quan, không bỏ sót tội phạm.

1.4.3. Yêu cầu hội nhập quốc tế

Hiện nay, tội phạm xuất nhập cảnh trái phép không chỉ diễn ra ở cục bộ một số nước mà đã và đang là vấn đề nhức nhối của toàn cầu. Chính vì vậy, Việt Nam và tổ chức ASEAN đã có những buổi họp, hội nghị, tọa đàm về phòng chống tội phạm xuất nhập cảnh trái phép để bảo vệ trật tự hành chính trong nước và khu vực. Cùng với quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác quốc tế về mọi mặt, Việt Nam lần lượt tạo các mối quan hệ song phương đa phương, đưa người lao động ra nước ngoài làm việc và mở cửa cho người nước ngoài ở lại Việt Nam sinh sống và làm việc.

Với tư cách là một quốc gia luôn coi trọng sự hòa bình, ổn định, Việt Nam đã lần đầu tiên hình sự hóa tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép tại Điều 348 BLHS năm 2015. Việc quy định tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép trong LHS Việt Nam thể hiện sự tôn trọng, sự hòa nhập giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế, thể hiện trách nhiệm của quốc gia khi hội nhập vào thị trường thế giới. Trong điều kiện hiện nay, việc bảo vệ trật tự hành chính nhà nước đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều quốc gia và của cả khu vực. Vì vậy, việc quy định tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép để phù hợp với tình hình mới là việc cần thiết để bảo vệ trật tự hành chính đất nước.

1.5. Kinh nghiệm lập pháp của một số quốc gia về tội phạm xuất cảnh, nhập cảnh trái phép

1.5.1. Kinh nghiệm lập pháp của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về tội phạm xuất cảnh, nhập cảnh trái phép

Trung Quốc là một quốc gia có diện tích lãnh thổ lớn thứ ba trên thế giới và là quốc gia có dân số đông nhất thế giới với khoảng hơn một tỉ người. Vị trí địa lý nằm cạnh Việt Nam nên có đường biên giới tiếp giáp với nước ta tương đối dài. Trung Quốc sở hữu diện tích tự nhiên và dân số lớn như vậy nên đòi hỏi hệ thống

pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng phải ngày càng hoàn thiện để có thể trấn áp tội phạm và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Hiện nay, tội phạm liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh trái phép đang có chiều hướng gia tăng và biến tướng dưới nhiều dạng hành vi khác nhau, BLHS Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã dành riêng mục 3 Chương VI từ Điều 318 đến Điều 323 để quy định về loại tội phạm này.

Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu những quy định về Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép tại Điều 348 BLHS Việt Nam năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 và so sánh đối chiếu với những

Một phần của tài liệu Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại việt nam trái phép trong bộ luật hình sự việt nam (Trang 25 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)