Tăng cường hoạt động quốc tế, mở rộng hoạt động tương trợ tư pháp

Một phần của tài liệu Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại việt nam trái phép trong bộ luật hình sự việt nam (Trang 101 - 114)

7. Kết cấu của đề tài

3.3.7. Tăng cường hoạt động quốc tế, mở rộng hoạt động tương trợ tư pháp

pháp với các quốc gia khác

Trong những năm gần đây, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng, mở rộng quan hệ quốc tế, tham gia nhiều tổ chức, tăng cường hợp tác quốc tế; việc kí kết nhiều hiệp định thể hiện quyết tâm thực hiện các cam kết quốc tế. Cụ thể tại Chỉ thị số 01/CT-VKSTC về công tác ngành Kiểm sát nhân nhân năm 2022 chỉ rõ “Tăng

cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm, nhất là tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài. Kết nối với Viện Công tố, Viện kiểm sát các nước để thực hiện tốt nhiệm vụ tương trợ tư pháp về hình sự và trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về pháp luật và đào tạo về kỹ năng điều tra kỹ thuật số, chứng cứ số trên cơ sở bảo đảm yêu cầu của công tác bảo vệ chính trị nội bộ” [30].

Và tại Điều 4 Luật tương trợ tư pháp năm 2007 quy định Nguyên tắc tương trợ tư pháp cũng đã chỉ rõ “1. Tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc tôn

trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; 2. Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì hoạt động tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế” [12]. Đây là cơ sở

để các cơ quan thực thi pháp luật các nước tăng cường hợp tác, các bên cùng có lợi, hỗ trợ lẫn nhau trong việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài, tội phạm xuyên quốc gia. Từ đó, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mỗi nước.

Năm 2021, tội phạm xuất cảnh, nhập cảnh nói chung và tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép nói riêng tăng cao đột biến, nhiều người phạm tội là công dân nước ngoài; do vậy, số lượng các yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự của các cơ quan tố tụng Việt Nam gửi đi nước ngoài ngày càng tăng.

Sau khoảng 15 năm thi hành, Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 đã góp phần quan trọng trong hợp tác quốc tế về tư pháp hình sự nói chung và công tác dẫn độ và chuyển giao người bị kết án nói riêng. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm và đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia cụ thể ở đây là tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép ngày càng có chiều hướng gia tăng, Việt Nam cần phải tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung Luật Tương trợ quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng cơ sở pháp lý liên quan đến dẫn độ, chuyển giao người bị kết án phạt tù nên được đặt lên hàng đầu. Đồng thời cũng cần thiết lập và từng bước hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong nước với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn để trao đổi thông tin, phối hợp truy bắt, truy tìm tội phạm. Bên cạnh đó, Việt Nam cần tăng cường quan hệ quốc tế với các quốc gia, tạo lập mối quan hệ hợp tác, kí kết các hiệp định song phương, đa phương về giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực xuất nhập cảnh.

Tiểu kết chương 3

Qua tìm hiểu nội dung chương 3, nhóm nghiên cứu đã giải quyết được một số vấn đề như sau:

Trên cơ sở phân tích những bất cập, hạn chế về quy định và thực tiễn xét xử tại Chương 2, nhóm nghiên cứu chỉ rõ những yêu cầu cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định và nâng cao hiệu quả áp dụng đối với Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép. Đồng thời, kiến nghị, đề xuất một số nội dung cụ thể để tiếp tục hoàn thiện quy định và nâng cao hiệu quả áp dụng Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép trên thực tế; từ đó đảm bảo công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm này được hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN

Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép là hành vi của người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực TNHS thực hiện một cách cố ý, xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính, vì mục đích vụ lợi nhằm đưa người khác ra khỏi biên giới Việt Nam hoặc vào hoặc ở lại lãnh thổ Việt Nam không có giấy phép theo quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, bao gồm các hành vi: tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép; tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép; tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép; môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép; môi giới cho người khác nhập cảnh trái phép; môi giới cho người khác ở lại Việt Nam trái phép. Tuy nhiên, tội phạm này chỉ mới được quy định lần đầu trong BLHS năm 2015, do đó trong quá trình triển khai và áp dụng vẫn còn những bất cập, hạn chế nhất định. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này góp phần hoàn thiện và toàn diện hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn quy định về Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép. Đồng thời, đề tài có thể làm tài liệu phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu.

Trên cơ sở phân tích, giải quyết các nhiệm vụ mà đề tài đã đặt ra để đạt được mục đích của đề tài, nhóm nghiên cứu rút ra một số kết luận như sau:

Một là, đề tài đã giải quyết được những vấn đề lý luận cơ bản về Tội tổ chức,

môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép như làm rõ các khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, yêu cầu trong việc quy định tội phạm này.

Hai là, nghiên cứu quy định của một số quốc gia trên thế giới (Trung Quốc,

Liên Bang Nga, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) về tội xuất cảnh, nhập trái phép, thông qua đó đúc kết được bài học kinh nghiệm trong quá trình tiếp tục hoàn thiện quy định của BLHS Việt Nam về tội danh này.

Ba là, phân tích các dấu hiệu pháp lý trong cấu thành tội phạm, hình phạt để

có cái nhìn chi tiết, toàn diện, sâu sắc về Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép. Qua đó, phân biệt Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép với các tội

phạm trong lĩnh vực xuất nhập cảnh khác như: Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép (Điều 347); Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép (Điều 349).

Bốn là, thông qua số liệu thực tiễn xét xử Tội tổ chức, môi giới cho người khác

xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, nhóm nghiên cứu chỉ ra một số bất cập, hạn chế về quy định và thực tiễn xét xử và nguyên nhân dẫn đến những bất cập, hạn chế của tội phạm này. Từ đó chỉ ra những định hướng tiếp tục hoàn thiện quy định Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép.

Năm là, nhóm nghiên cứu đã phân tích những bất cập, hạn chế về quy định

để đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định như: Bổ sung quy định về chủ thể của Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; Bổ sung tình tiết định khung tăng nặng tại khoản 2 và khoản 3 Điều 348 BLHS năm 2015; Sửa đổi và bổ sung đối với hình phạt chính và hình phạt bổ sung.

Sáu là, để nâng cao hiệu quả áp dụng đối với tội phạm này, nhóm nghiên cứu

còn đề xuất một số giải pháp như: Ban hành văn bản hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về một số quy định của Điều 348, 349 BLHS năm 2015; Đẩy mạnh công tác quản lý dữ liệu điện tử về xuất nhập cảnh; Giải pháp về tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giáo dục chính trị, tư tưởng cho người dân; vận động người dân tham gia phòng chống tội phạm; Nâng cao đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của những người tiến hành tố tụng, đặc biệt là các cơ quan thực thi xét xử; Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức làm công tác quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh; Nâng cao hiệu quả phối hợp với các cơ quan liên quan để xử lý tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; Tăng cường hoạt động quốc tế, mở rộng hoạt động tương trợ tư pháp với các quốc gia khác.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Danh mục tài liệu trong nước

1. Võ Hữu Canh (2018), Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính trên địa

bàn Tỉnh Nghệ an: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa, Luận

án Tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học Xã hội.

2. Đỗ Kim Chi – Đỗ Đức Hồng Hà (2018), TNHS đối với các tội xâm phạm trật

tự quản lý hành chính, NXB Công an Nhân Dân.

3. Hoàng Long (2019), Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài

hoặc ở lại nước ngoài trái phép trong Bộ luật hình sự Việt Nam, Luận văn

thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

4. Đàm Đức Hoan (2013), Hoạt động xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia và công tác đấu tranh của Bộ đội biên phòng, Luận án tiễn sĩ luật học, Học viện an ninh Nhân dân.

5. Nguyễn Ngọc Hòa (2018), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (phần các tội phạm) quyển 2, NXB Tư

Pháp.

6. Nguyễn Ngọc Hòa, Lê Thị Sơn (2006), Từ điển pháp luật Hình sự, NXB Tư

Pháp.

7. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2020), Nghị quyết hướng dẫn

áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ.

8. Trần Mạnh Hùng (2019), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017, phần các tội phạm, NXB Lao Động.

9. Đỗ Văn Nghiêm (2021), Bình Luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) và trích dẫn các văn bản hướng dẫn áp dụng, Tạp chí tòa án nhân dân – Tòa án nhân dân tối cao, NXB Khoa học xã

10. Nguyễn Đức Mạnh (2018), Hoạt động thủ tục xuất, nhập cảnh ở cửa khẩu

đường bộ của bộ đội biên phòng các tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc,

Luật án Tiến sĩ Luật học.

11. Hoàng Phê (2017), Từ điển Tiếng Việt, NXB Hồng Đức. 12. Quốc Hội (2007), Luật Tương trợ Tư pháp

13. Quốc Hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

NXB Tư pháp.

14. Quốc hội (2014), Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

15. Quốc Hội (2015), Bộ luật Dân sự, NXB Lao Động.

16. Quốc Hội (2015), Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, NXB Lao Động.

17. Quốc Hội (2017), Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), NXB Công an Nhân Dân.

18. Quốc Hội (2018), Luật Phòng, chống tham nhũng, NXB Lao Động. 19. Quốc hội (2019), Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

20. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 của Hội đồng thẩm pháp TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự.

21. Tòa án nhân dân tối cao (2020), Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối

cao.

22. Trần Quang Tám (2019), Quản lý nhà nước về xuất cảnh: Một số vấn đề lý

luận và thực tiễn, Sách chuyên khảo, NXB Công an nhân dân.

23. Lê Quang Thành (2020), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015 sửa

đổi, bổ sung năm 2017 (cập nhật các văn bản mới nhất), NXB Lao Động.

lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030.

25. Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình luật Hình sự Việt Nam (phần chung), NXB Công an Nhân Dân.

26. Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình luật Hình sự Việt Nam (phần các tội phạm), NXB Công an Nhân Dân.

27. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình Luật hình sự Việt

Nam (Phần các tội phạm - quyển 2) (tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa, bổ sung), NXB Hồng Đức.

28. Văn phòng Quốc Hội (2020), Luật biên giới quốc gia số: 26/VBHN-VPQH. 29. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2021), Công văn số 1557/VKSTC-V1

Hướng dẫn nghiệp vụ áp dụng các điều 347, 348 và 349 BLHS.

30. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (27/12/2021), Chỉ thị 01/CT-VKSTC về công

tác ngành kiểm sát nhân dân năm 2022.

31. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2017), Thực trạng và giải pháp hoạt động

tương trợ tư pháp về hình sự; một số kiến nghị, sửa đổi, bổ sung luật tương trợ tư pháp năm 2007, Chuyên Đề, Vụ hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp

về hình sự.

B. Danh mục tài liệu nước ngoài

32. Bài báo “Drastically prevent illegal entry and exit” (Quyết tâm ngăn chặn tình chặng xuất, nhập cảnh trái phép).

33. Bài báo 越南各地集中力量及时发现非法出入境人员(Mọi miền của

Việt Nam đều tập trung phát hiện kịp thời nhân viên xuất nhập cảnh trái phép).

C. Website

34. Báo Điện tử Chính phủ (2021), Bắt giam đối tượng tổ chức cho người khác

tuong-to-chuc-cho-nguoi-khac-o-lai-viet-nam-trai-phep-102292197.htm 35. Báo Hà Giang (2021), Kiên quyết xử lý các hành vi tổ chức xuất, nhập cảnh

trái phép, truy cập tại: http://www.baohagiang.vn/phap-luat/202106/kien-

quyet-xu-ly-cac-hanh-vi-to-chuc-xuat-nhap-canh-trai-phep-777742/

36. Báo Người lao động (09/03/2022), Lãnh án vì tổ chức cho người khác ở lại

Việt Nam trái phép, truy cập tại: https://nld.com.vn/phap-luat/lanh-an-vi-to-

chuc-nhap-canh-trai-phep-vao-viet-nam-20220309133033043.htm

37. Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2022), Phó viện trưởng kể chuyện

phá án tội phạm nhập cảnh trái phép, truy cập tại: https://plo.vn/pho-vien-

truong-ke-chuyen-pha-an-toi-pham-nhap-canh-trai-phep-post667927.html 38. Bảo vệ pháp luật (2022), Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng tổ chức, môi giới

đưa người xuất cảnh trái phép, Cơ quan của Viện kiểm sát nhân dân tối cao,

truy cập tại: https://baovephapluat.vn/cong-to-kiem-sat-tu-phap/khoi-to/khoi-to- bat-tam-giam-doi-tuong-to-chuc-moi-gioi-dua-nguoi-xuat-canh-trai-phep- 117205.html

39. Bộ luật Hình sự Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa (Criminal law of

the people's republic of china), truy cập tại:

https://www.ilo.org/dyn/natlex/docs/ELECTRONIC/5375/108071/F- 78796243/CHN5375%20Eng3.pdf

40. Bộ luật Hình sự Liên Bang Nga (The Criminal Code Of The Russian

Federation), truy cập tại:

https://www.wipo.int/edocs/lexdocs/laws/en/ru/ru080en.pdf

Một phần của tài liệu Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại việt nam trái phép trong bộ luật hình sự việt nam (Trang 101 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)