Nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu Nguyên tắc nhân đạo đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong bộ luật hình sự việt nam (Trang 80 - 81)

7. Kết cấu của Bài nghiên cứu

3.3.1.Nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật

nhất để ngăn ngừa việc phạm pháp xẩy ra, làm cho mọi người tự giác để duy trì bảo vệ lấy trật tự xã hội và lợi ích tập thể của mình. Khi ý thức pháp chế trong nhân dân được nâng cao thì nhân dân sẽ tham gia ngày càng tích cực vào việc xây dựng pháp luật, thấy rõ luật pháp Nhà nước chính là do mình làm ra để bảo vệ quyền lợi cho mình, do đó việc tuân thủ kỷ luật xã hội và pháp luật Nhà nước sẽ mất dần tính chất gò bó, và trở thành một thói quen, một tập quán, một nhu cầu của tất cả mọi người. Đạt tới mức độ đó thì mọi quan hệ xã hội giữa Nhà nước với nhân dân, giữa cán bộ và nhân dân, giữa nhân dân với nhau sẽ không còn có xích mích, va chạm, cuộc sống trong xã hội sẽ ngày càng lành mạnh, thoải mái tươi vui và đầy hạnh phúc.

Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong cán bộ và nhân dân là một công tác rất quan trọng trong giai đoạn cách mạng hiện tại, nó đã được ghi rõ trong bản Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ III như sau: "Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm mọi quyền lợi của nhân dân, không ngừng mở rộng dân chủ, thi hành đúng hiến pháp và các luật lệ đã ban hành, xây dựng pháp chế xã hội chủ nghĩa và giáo dục mọi người tôn trọng pháp luật". Ngành ta phải góp phần tích cực của nó trong việc thực hiện nhiệm vụ lớn lao đó.

Công tác phổ biến giáo dục pháp luật đạt hiệu quả khi và chỉ khi có sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương; quá trình triển khai và tổ chức thực hiện phải phát huy được vai trò nòng cốt của cán bộ làm công tác pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, đội ngũ Báo cáo viên pháp luật, cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật .

Một phần của tài liệu Nguyên tắc nhân đạo đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong bộ luật hình sự việt nam (Trang 80 - 81)