Tăng cường áp dụng các biện pháp giáo dục, phục hồi tại cộng

Một phần của tài liệu Nguyên tắc nhân đạo đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong bộ luật hình sự việt nam (Trang 83 - 88)

7. Kết cấu của Bài nghiên cứu

3.3.4 Tăng cường áp dụng các biện pháp giáo dục, phục hồi tại cộng

cộng đồng

Pháp luật ưu tiên sử dụng tư pháp phục hồi cho trẻ vị thành niên, sau đó sử dụng đến các biện pháp giáo dục thông thường, cuối cùng mới là sử dụng các biện pháp cứng rắn hơn. Chế tài giáo dục chính là biện pháp khắc phục để sửa sai, đặc biệt dành cho những người trẻ tuổi. Bên cạnh đó, cần nhấn mạnh đối với những tội danh nghiêm trọng, biện pháp tư pháp phục hồi là một biện pháp bổ sung, song hành với các biện pháp tư pháp truyền thống nhằm giáo dục người phạm tội.

Hoạt động tập huấn và xây dựng năng lực nhằm thi hành hiệu quả các quy định mới của pháp luật về tư pháp người chưa thành niên được đẩy mạnh, kể cả thông qua các diễn đàn trực tuyến toàn quốc.

Cần xây dựng một kế hoạch dài hạn để đưa ra định hướng xây dựng một hệ thống tư pháp người chưa thành niên toàn diện, với các bước đi có lộ trình hợp lý và khả thi nhằm phòng ngừa và ứng phó hiệu quả, đồng bộ đối

với VPPL của NCTN. Kế hoạch này cần xác định các nguyên tắc chủ đạo cần tuân thủ trong toàn bộ hệ thống tư pháp người chưa thành niên, từ phòng ngừa, xử lý, giáo dục, phục hồi, cho đến tái hòa nhập cộng đồng cho NCTNVPPL.

Tòa gia đình và người chưa thành niên đang được hình thành trên toàn quốc, hiện đã có 36 tỉnh/thành phố thành lập tòa gia đình và người chưa thành niên.

Tiểu kết chương 3

Qua nghiên cứu về nguyên tắc nhân đạo trong BLHS Việt Nam, NNC có nêu ra phương hướng tiếp tục hoàn thiện quy định của BLHS năm 2015, từ đó đề xuất, kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện quy định của BLHS và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng như sau:

Về phướng hướng hoàn thiện trước mắt các nhà làm luật phải tiếp tục cần tăng cường sự đa dạng và chất lượng của các chương trình tại cộng đồng dành cho NCTN đã được chuyển hướng xử lý, đặc biệt việc tăng cường cần dựa trên khuyến nghị của các văn kiện quốc tế và kinh nghiệm học tập của một số quốc gia trên thế giới; Tiếp tục hoàn thiện quy định BLHS hiện hành; Hoàn thiện việc ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên.

Trong chương này, NNC cũng đề cập đến một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định tuổi chịu TNHS. Một là, Nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật; Hai là, Tăng cường nâng cao nhận thức bằng truyền thông; Ba là, Nâng cao hợp tác quốc tế và trao đổi kinh nghiệm pháp luật về nguyên tắc nhân đạo đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; Bốn là, Tăng cường áp dụng các biện pháp giáo dục, phục hồi tại cộng đồng.

KẾT LUẬN

Nguyên tắc nhân đạo đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là một vấn đề quan trọng trong Pháp luật hình sự nói chung và BLHS của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nguyên tắc này vừa liên quan đến quyền con người, vừa ảnh hưởng bởi chính sách hình sự và thực tiễn của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Ở nước ta, lịch sử từ trước đến nay, trong pháp luật qua các thời kỳ lịch sử Việt Nam đều có những quy định nhằm thể hiện nguyên tắc này. Sự thể hiện của vấn đề này ngày càng được hoàn thiện. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau, trong quy định của pháp luật hiện hành vẫn có những vấn đề chưa đảm bảo tính thống nhất, phù hợp dẫn đến quá trình còn gặp nhiều khó khăn. Từ những vấn đề trên, quá trình nghiên cứu, NNC đã tập trung làm rõ những vấn đề:

1. Tìm hiểu những vấn đề cơ bản nhất về nguyên tắc nhân đạo đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

2. Đề tài đã tập trung phân tích làm rõ thực tiễn quy định của BLHS 2015 về nguyên tắc nhân đạo đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, đánh giá sự phù hợp và những vấn đề bất cập còn tồn tại của BLHS. Đề tài cũng đã khảo sát thực trạng tội phạm NCTN trong giai đoạn 2016 – 2020. Kết quả nghiên cứu thực tiễn quy định và áp dụng quy định là cơ sở để đưa ra các giải pháp hoàn thiện quy định và nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về tuổi chịu TNHS trong BLHS Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48 – NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

2.Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49 – NQ/TW ngày 2/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội

3.Hiến pháp năm 2013

4.Bộ luật hình sự các năm 1985, 1999, và 2015 5.Quốc triều hình luật

6.Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam tập 1 – Phần chung, Nxb. CAND, Hà Nội

7.Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam tập 2 – Phần các tội phạm, Nxb. CAND, Hà Nội

8.PGS. TS. Lê Cảm (chủ biên) – Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb. CAND, Hà Nội

9.PGS. TS. Lê Cảm (chủ biên) – Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb. CAND, Hà Nội

10.PGS. TS. Lê Cảm (chủ biên) – Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2018), Pháp luật hình sự Việt Nam từ thế kỷ X đến nay – Lịch sử và thực tại (Sách chuyên khảo), Nxb. ĐHQG, Hà Nội

11.GS. TS. Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên) (2017), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Phần chung),

Nxb. Tư pháp, Hà Nội

12.Hồ Sỹ Sơn (2007), Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam, Luật án tiến sỹ luật học, Viện nhà nước và pháp luật

13.Giang Văn Quyết, Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự và vấn đề áp dụng án tử hình ở Việt Nam, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội

14.Hoàng Văn Hảo, Chu Hồng Thanh (Biên tập) (1995), Các văn kiện quốc tế và quốc gia về quyền con người, Trung tâm nghiên cứu Quyền con người thuộc Học viện hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội

15.Trịnh Quốc Toản (2008), Một số vấn đề về miễn hình phạt, hoãn tuyên hình phạt và phóng thích có điều kiện trong Luật hình sự một số nước, Tạp chí Tòa án nhân dân số 11/2008

16.Trịnh Tiến Việt - Trần Thị Quỳnh (2005), Về chế định miễn hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân số 22/2005

17.Nguyễn Ngọc Anh (2015), “Vấn đề giảm hình phạt tử hình trong luật hình sự đổi mới”, Báo công an nhân dân, Số ra ngày 26/10/2015.

18. Nguyễn Ngọc Chí (2012), “Một số suy nghĩ về hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí khoa học ĐHQGH, Luật học 28, Hà Nội.

19.Nguyễn Mai Bộ (2001), Một số ý kiến về chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật hình sự năm 1999, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (số 4).

20.Bộ Tư pháp, Báo cáo đánh giá pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý chuyển hướng, tư pháp phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật -UNICEF Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội năm 2019.

21.Bùi Thành Chung - Nguyễn Hoàng Thảo (2016), Quy định về trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi trong Bộ luật hình sự năm 2015, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, Thành phố Hồ Chí Minh. UNICEF Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội năm 2016.

22.Ngô Duy Hiểu (2001), Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội thể hiện trong Bộ luật hình sự năm 1999, Tạp chí Tòa án nhân dân (số 11), Hà Nội.

23.Đặng Thanh Nga - Trương Quang Vinh (2011), Người chưa thành niên phạm tội - Đặc điểm tâm lý và chính sách xử lý, Nxb Tư Pháp, Hà Nội.

24.Liên Hợp quốc (1989),Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em năm 1989.

25. Cao Thị Oanh (2007), Hoàn thiện những quy định về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí Luật học, (số 10), Hà Nội.

26.Hoàng Thị Tuệ Phương- Mai Thị Thủy (2017), Bình luận khoa học Những điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017), Nxb Hồng Đức.

27.Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2018), Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 21/12/2018 về phối hợp thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi.

28.http://www.cadn.com.vn/news/61_223216_nhuc-nhoi-tinh-trang- thanh-thieu-nien-pham-phap-bai-1-toi-pham-ngay-cang-tre-hoa-.aspx 29.https://www.tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/xac-dinh-tuoi-chiu- trach-nhiem?fbclid=IwAR28yD8KEYdxDnW1UrS9R7wBR4X5C27uzYR5N 4MVuVXWg7IjAHT1GQGnH_s 30.https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/phong-ngua-nguoi-duoi-18- tuoi-pham-toi-thong-qua-hoat-dong-xet-xu-cua-toa-an-han-che-va-kien-nghi 31.https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/vuong-mac-trong-thuc- tien-xet-xu-nguoi-duoi-18-tuoi-pham-toi-mot-so-kien-nghi-de-xuat 32.https://vksquangnam.gov.vn/index.php?option=com_content&view =article&id=1586%3Acn-thng-nht-cach-hiu-thi-im-xac-nh-qngi-di-18-tui-b- kt-anq&catid=136%3Atrao-i-nghip-v&Itemid=185&lang=v 33.https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Sac-lenh- so-47-giu-tam-thoi-luat-le-hien-hanh-Bac-Trung-Nam-bo-ban-hanh-nhung- bo-luat-phap-duy-nhat-toan-quoc-35893.aspx

Một phần của tài liệu Nguyên tắc nhân đạo đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong bộ luật hình sự việt nam (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)