II. VẬN DỤNG LÝ LUẬN VỀ HÌNH THÁI KINH TẾ-XÃ HỘI VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT
2. Vận dụng lý luận về hình thái KINH TẾ-XÃ HỘI về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
2.1.1. Là cơ sở khoa học cho việc xác định con đường
phát triển của
Việt Nam
Đó là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.
Đặc điểm của thời kì quá độ: Các nhân tố xã hội thời kỳ mới đan xen với thời kỳ chế độ cũ, đồng thời đấu tranh với nhau trên từng lĩnh vực đời sống chính trị, văn hóa, tư tưởng, tập quán.
- Chính trị: Bản chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ quá độ chuyển tiếp về mặt chính trị do nhà nước chuyên chính vô sản và ngày càng được củng cố hoàn thiện. - Kinh tế: Đặc trưng của thời kì quá độ là nền kinh tế nhiều thành phần, tập trung là thành phần kinh tế nhà nước. Các
thành phần kinh tế vừa hỗ trợ vừa cạnh tranh lẫn nhau. [CITATION the \l 1033 ]
- Xã hội: Đây là thế mạnh của thời kì quá độ, đã gần như loại bỏ sự hằn thù của sự đấu tranh giai cấp. Tương ứng với từng loại thành phần kinh tế có những cơ cấu giai cấp - tầng lớp khác nhau, vừa mang tính đối kháng, vừa hỗ trợ nhau.
- Văn hóa - tư tưởng: Tồn tại nhiều loại tư tưởng, văn hóa tinh thần khác nhau, có xen lẫn sự đối lập nhưng vẫn hoạt động trên phương châm: ”tốt đạo, đẹp đời”