II. VẬN DỤNG LÝ LUẬN VỀ HÌNH THÁI KINH TẾ-XÃ HỘI VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT
2. Vận dụng lý luận về hình thái KINH TẾ-XÃ HỘI về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
2.1.2.1. Tiêu chí về lực lượng sản xuất
Tạo ra sức sản xuất và năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội. Lực lượng sản xuất thể hiện năng lực thực tiễn của con người trong quá trình cải biến giới tự nhiên. Khi tiến hành sản xuất vật chất, con người dùng những công cụ lao động để tác động vào giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất phục vụ những nhu cầu thiết yếu của mình.
Cũng trong quá trình đó, con người nắm bắt được những quy luật của tự nhiên, biến giới tự nhiên từ chỗ hoang sơ, thuần phác trở thành “thế giới thứ hai” với sự tham gia của bàn tay và khối óc của con người.
Sản xuất vật chất luôn thay đổi nên lực lượng sản xuất là một yếu tố động và là một quá trình luôn được đổi mới, phát triển không ngừng.
Lực lượng sản xuất tạo ra tiền đề vật chất cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất nhằm tạo ra một sức sản xuất vật chất nhất định.
Trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang phát triển, cả người lao động và công cụ lao động được trí tuệ hoá, nền kinh tế của nhiều quốc gia phát triển đang trở thành nền kinh tế tri thức. Đó là “cuộc cách mạng số hóa”, thông qua các công nghệ như in-tơ-nét vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại - ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)... để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số với tốc độ rất nhanh, quy mô rất lớn, tích hợp nhiều lĩnh vực, tương tác đa chiều. Những thành tựu của khoa học - công nghệ hiện đại đã tác động trực tiếp đến sự phát triển của lực lượng sản xuất ở tất cả những yếu tố cấu thành của nó: trình độ của tư liệu sản xuất và trình độ của người lao động. Đó là nền kinh tế mà trong đó sự sản sinh, phổ cập và sử dụng tri thức của con người đóng vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, từ đó tạo ra của cải vật chất và nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Đặc trưng của kinh tế tri thức là công nghệ cao, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và trong đời sống xã hội.