II. VẬN DỤNG LÝ LUẬN VỀ HÌNH THÁI KINH TẾ-XÃ HỘI VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT
3. Đường lối, chủ trương, chính sách, phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay
- Căn cứ vào tình hình cụ thể của đất nước cũng như xu thế chung của thời đại, Đảng ta xác định đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa-đây là luận điểm thể hiện sự phát triển sáng tạo của Đảng.
- Trong công cuộc đổi mới, một lần nữa thể hiện tư duy sáng tạo của Đảng khi thay đổi cơ chế kinh tế kế hoạch hóa bằng cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Hiện nay, để thực hiện mục đích "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh", Đảng ta đã đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Gắn liền với việc đổi mới cơ chế kinh tế, Đảng ta cũng không ngừng đổi mới hệ thống chính trị, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân và vai trò phản biện xã hội của các đoàn thể quần chúng.
- Đồng thời với đổi mới kinh tế, kiện toàn hệ thống chính trị, Đảng ta không xem nhẹ triển đời sống văn hóa-tinh thần, xây dựng văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển giáo dục toàn diện, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực để hội nhập kinh tế quốc tế và hòa chung vào làn sóng của toàn cầu hóa.
• Để tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, trong thời gian tới cần tập trung vào một số giải pháp cơ bản sau đây:
Thứ nhất, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trên cả ba lĩnh vực: xây dựng pháp luật, chấp hành pháp luật và bảo vệ pháp luật.
Thứ hai, chủ động xây dựng, kiến tạo các điều kiện thuận lợi để các giá trị của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có thể hình thành và phát triển mạnh mẽ.
Thứ ba, luôn đứng vững trên lập trường quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp thu có chọn lọc những giá trị phổ biến về xây dựng nhà nước pháp quyền trên thế giới.
Thứ tư, Đảng cầm quyền lãnh đạo xây dựng Nhà nước phải giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo bằng quan điểm, đường lối chính trị và cầm quyền lãnh đạo bằng pháp luật.
KẾT LUẬN
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là một học thuyết khoa học trong điều kiện hiện nay nó vẫn còn giữ nguyên giá trị. Nó đưa ra một phương pháp hữu hiệu để phân tích các hiện tượng trong cuộc sống để từ đó vạch ra phương hướng và giải pháp đúng đắn cho hoạt động thực tiễn. Những thành tựu mà công cuộc đổi mới mang lại đã chứng minh cho sự đúng đắn của quy luật phát triển trong việc dụng hình thái kinh tế - xã hội. Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tạo nên sự biến đổi về chất của xã hội trong tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp khó khăn và lâu dài. Do vậy phải trải qua một thời kì quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội.
Lý luận về hình thái kinh tế - xã hội đã chỉ ra con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan và chính nó đã đề ra những hướng đi đúng đắn. Từ đó chỉ rõ những giải pháp đưa đất nước ta phát triển lên một tầm cao mới. Lý luận hình thái kinh tế xã hội cũng là phương pháp luận khoa học để ta phân tích công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, luận chứng được tất yếu của định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Phân tích đúng nguyên nhân của tình hình khủng hoảng kinh tế xã hội và chỉ ra được: Đổi mới theo định hướng của xã hội vừa phù hợp với xu hướng phát triển thời đại vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Như vậy có thể khẳng định rằng: Lý luận hình thái kinh tế xã hội vẫn giữ nguyên giá trị khoa học và đúng thời đại của nó. Nó là phương pháp luận thực sự khoa học để phân tích thời đại cũng như của công cuộc xây dựng đất nước hiện đại ở Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] “moet.gov.vn,” [Trực tuyến]. Available: https://is.gd/Ga9j5m.
[2] “C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.37,” Hà Nội, Chính trị quốc gia, 1997.
[3] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Sự thật, 2020.
[4] B. g. d. v. đ. tạo, “Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin,” Chính trị quốc gia, p. 275.
[5] B. g. d. v. đ. tạo, “Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học,” Chính trị quốc gia, p. 185.
[6] N. P. Trọng, “baodantoc.vn,” [Trực tuyến]. Available: “Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị không phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa, chứ không phải bỏ qua cả những thành tựu, giá trị .
[7] “. đ. “. q. c. đ. t. b. c. n. l. c. n. x. h. ở. V. Nam”, “thegioiluat.vn,” [Trực tuyến]. Available: https://is.gd/bb7Ai2.
[8] C. l. x. d. đ. n. t. t. k. q. đ. l. c. n. x. h. n. 1991, “dangcongsan.vn,” [Trực tuyến]. Available: https://is.gd/PbYleu.
[9] “Hồ Chí Minh toàn tập, xuất bản lần thứ 3,” Hà Nội, Chính trị quốc gia sự thật, 2011.
[10] ]
“V.I.Lênin, Toàn tập,” Tiến bộ, 1977, p. 349. [11
]
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Hà Nội: Chính trị quốc gia, 2001.
[12] ]
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Hà Nội: Chính trị quốc gia, 1997. [13
]
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Hà Nội: Chính trị quốc gia, 1995. [14
]
Hồ Chí Minh: Về văn hóa, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1997. [15
]
Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Hà Nội: Chính trị quốc gia Sự thật, 2020.
[16] ]
B. p. b. c. T. B. t. N. P. T. t. H. n. V. h. t. quốc, “hanoimoi.com.vn,” 2411 2021. [Trực tuyến]. Available: https://is.gd/dKMP3g. 11 2021. [Trực tuyến]. Available: https://is.gd/dKMP3g.