Phát triển theo cấu trúc ma trận minh họa BGD năm 202 2 Môn Ngữ Văn Đề 7 (PT8) (Bản word có lời giải)

Một phần của tài liệu Đề phát triển theo cấu trúc ma trận minh họa BGD năm 2022 môn ngữ văn đề 1 đến 10 (Trang 32 - 36)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích:

phát triển theo cấu trúc ma trận minh họa BGD năm 202 2 Môn Ngữ Văn Đề 7 (PT8) (Bản word có lời giải)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)Đọc đoạn trích: Đọc đoạn trích:

Trong cuộc sống, rất may hầu hết chúng ta được quyền lựa chọn theo ý mình, và chính sự chọn lựa của ta mới mang đến những kết quả ý nghĩa. Có thể không phải lúc nào chúng ta cũng hành động đúng, đôi khi chúng ta có thể cảm thấy là mình không còn sự lựa chọn nào khác...chúng ta buộc phải hành động như thế và chỉ có cách ấy.

Nhưng thường thì chúng ta có quyền lựa chọn. Khi nhận ra hầu hết những điều mình làm đều do lựa chọn, lúc đó chúng ta mới có thể kiểm soát được cuộc sống của chính mình.

Bạn hãy thử trải nghiệm những điều sau đây xem sao. Trong 48 giờ kế tiếp, hãy loại bỏ các từ “tôi phải” ra khỏi vốn từ của bạn và thay thế bằng “tôi sẽ”. Đừng nói: “Tối nay tôi phải làm việc khuya”, thay vào đó, hãy nói: “Tôi sẽ làm việc khuya”. Khi bạn chọn làm một điều gì đó tức là bạn đang kiểm soát được cuộc sống của mình. Thay vì nói: “Tôi phải ở nhà”, hãy nói: “Tôi muốn ở nhà”. Sử dụng thời gian có ý nghĩa chính mình là lựa chọn khôn khéo. Bạn là người chịu trách nhiệm. Bạn nắm quyền kiểm soát cuộc đời mình – không ai khác ngoài bạn.

Trong cuộc sống những điều mà chúng ta buộc phải làm thật ra không nhiều. Bạn và tôi chọn làm một số việc bởi vì chúng ta tin rằng đó là điều tốt nhất. Khi loại bỏ cụm từ “tôi phải” khỏi kho từ vựng của mình, chúng ta đã nắm được quyền kiểm soát nhiều hơn.

(Sự lựa chọn của bạn, Steve Goodier, Sự mầu nhiệm của lòng quan tâm, NXB Phụ nữ, 2010, tr. 73- 74)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích khi nào thì chúng ta có thể kiểm soát được cuộc sống của chính mình ?

Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào là “quyền lựa chọn” được nhắc đến trong đoạn trích?

Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: “Khi loại bỏ cụm từ “tôi phải” khỏi kho từ vựng của mình, chúng ta đã nắm được quyền kiểm soát nhiều hơn” không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)Câu 1.(2,0 điểm) Câu 1.(2,0 điểm)

Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa của việc tự chịu trách nhiệm về những việc làm của bản thân.

Câu 2. (5,0 điểm)

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi đến ngày rũ xương ở đây thôi...Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ...Mị phảng phất nghĩ như vậy.

Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc đó bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ...

Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại...Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay...”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.

Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi.

(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.13- 14) Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị. Từ đó nhận xét ngắn gọn về giá trị nhân đạo được Tô Hoài gửi gắm trong đoạn trích trên.

MA TRẬN TT Kĩ năng TT Kĩ năng Mức độ nhận thức Tổng % Tổng điểm Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng

cao Tỉ lệ (%) Thời gian (phút) Tỉ lệ (%) Thời gian (phút) Tỉ lệ (%) Thời gian (phút) Tỉ lệ (%) Thời gian (phút) Số câu hỏi Thời gian (phút) 1 Đọc hiểu 10 10 10 5 10 5 0 0 04 20 30 2 Viết đoạn văn nghị luận xã hội 5 5 5 5 5 5 5 5 01 20 20 3 Viết bài nghị luận văn học 20 10 15 10 10 20 5 10 01 50 50 Tổng 35 25 30 20 25 30 10 15 06 90 100 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ chung 70 30 100 Lưu ý:

- Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận.

- Cách tính điểm của mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án và hướng dẫn chấm.

Phần Câu Nội dung Điểm I 1 ĐỌC HIỂUPhương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 0,753,0

Một phần của tài liệu Đề phát triển theo cấu trúc ma trận minh họa BGD năm 2022 môn ngữ văn đề 1 đến 10 (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w