ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau:

Một phần của tài liệu Đề phát triển theo cấu trúc ma trận minh họa BGD năm 2022 môn ngữ văn đề 1 đến 10 (Trang 50)

Đọc đoạn trích sau:

Nhiều bậc phụ huynh thường than phiền với tôi rằng họ mất quá nhiều thời gian để nuôi nấng con cái cho đến khi chúng tốt nghiệp đại học. Trong thời buổi hiện nay tại Mỹ hầu như giới trẻ đều dễ dàng bước vào cổng trường đại học dù chỉ học bán thời gian. Tôi hỏi một ông bố là tương lai con trai ông ta sẽ như thế nào sau khi tốt nghiệp đại học, ông ta trả lời “là một ông già”.

Mark Twain nói về chuyện học hành của ông ấy thế này: “Tôi không bao giờ nghĩ rằng mình là người đần độn. Lúc nào tôi cũng cảm thấy việc dạy học đối với hầu hết các thầy cô giáo là việc rất khó khăn”. Nhưng giáo dục ở nhà trường chỉ là một phần trong việc học của cuộc đời. Bản thân tôi cũng đã từng ngồi ghế nhà trường, nhưng hầu hết những hiểu biết của tôi cho đến ngày hôm nay, là những điều tôi học được bên ngoài lớp học.

Trong tác phẩm “The Three Minute Mediator” của David Harpe có một chương viết riêng về thiết “Bất Tri” của Thiền tông Phật giáo. Trong đó tác giả đề cập đến thái độ của người mốn dành cả đời vào việc học hỏi, tiếp thu các kiến thức mới. Một nhà khoa học tìm đến một Thiền sư để tìm hiểu triết lý nhà Phật đứng trên quan điểm “khoa học”. Thiền sư mời khách ngồi và từ tốn rót trà mời khách. Nước trà được rót đầy ngập chiếc tách. Nhưng nhà khoa học ngạc nhiên vì thấy vị Thiền sư tiếp tục rót thêm trà vào cho đến khi nó trào ra trên mặt bàn và khiến nhà khoa học phải đứng bật lên khi trà nóng chảy vào người.

Và đó là bài học đầu tiên. Thiền sư giảng rằng: “Một tách trà đã đầy thì không thể chứa thêm một giọt trà nào nữa. Tâm trí của chúng ta cũng vậy.”

Chúng ta có thể học nhiều điều khi tâm trí ta sẵn sàng tiếp thu. Sự giáo dục của “trường đời” không đòi hỏi bạn phải dự thi – ngay lúc này đây bạn đang đứng trong ngôi trường ấy rồi. Trường này không xếp hạng cho các học sinh nhưng sự thành công của bạn trong cuộc sống sẽ chứng tỏ bạn đã học tập như thế nào.

(Hãy mở rộng tầm nhìn, Steve Goodier, Sự mầu nhiệm của lòng quan tâm, NXB Phụ nữ, 2010, tr.132- 133)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, nhiều bậc phụ huynh thường than phiền về điều gì?

Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu nói của thiền sư trong đoạn trích: Một tách trà đã đầy thì không thể chứa thêm một giọt trà nào nữa. Tâm trí của chúng ta cũng vậy ?

Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến: Chúng ta có thể học nhiều điều khi tâm trí ta sẵn sàng tiếp thu không? Vì sao?

Một phần của tài liệu Đề phát triển theo cấu trúc ma trận minh họa BGD năm 2022 môn ngữ văn đề 1 đến 10 (Trang 50)