II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA BIDV 1 Chứng khoán kinh doanh
2. Chứng khoán đầu tư
2.1. Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán
Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán bao gồm các Chứng khoán Nợ và Chứng khoán Vốn mà ngân hàng nắm giữ dưới 20 % quyền biểu quyết với mục đích đầu tư và sẵn sàng để bán, không thuộc loại chứng khoán mua vào bán ra thường xuyên nhưng có thể bán bất cứ lúc nào cảm thấy có lợi.
- Chứng khoán Nợ có giá trị lớn vì đây là một khoản đầu tư an toàn. Nhưng BIDV lại cho thấy sự giảm thiểu khi chứng khoán nợ giảm ở năm 2020 là 9.658.355 triệu đồng, giảm 7,94% so với năm 2019.
- Chứng khoán Vốn: Có sự tăng nhẹ từ ở năm 2020 là 31.603 triệu đồng. Bởi có lẽ BIDV cũng xác định đây cũng chính là “con dao hai lưỡi” cho Ngân hàng khi đầu tư, đặc biệt là trong tình hình thị trường biến động xấu.
- Dự phòng rủi ro có thể thấy năm 2020 là 152.202 triệu đồng, BIDV dự phòng thấp hơn năm 2019 là 31.350 triệu đồng.
Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán có sự giảm nhẹ so với năm 2019 là 9.595.402 triệu đồng, giảm 7,88% so với năm 2019.
2.2. Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn
Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn là các chứng khoán Nợ được ngân hàng
mua hẳn với mục đích đầu tư để hưởng lãi suất, ngân hàng có ý định và có khả năng giữ các chứng khoán này đến ngày đáo hạn. Trong trường hợp chứng khoán được bán trước thời điểm đáo hạn, các chứng khoán này sẽ được phân loại sang chứng khoán kinh doanh hay chứng khoán sẵn sàng để bán.
- Trái với chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán, giá trị chứng khoán đầu tư chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong danh mục chứng khoán đầu tư của Ngân hàng do tính thanh
28
khoản thấp, kỳ hạn dài, Ngân hàng khó rút ra khi cần thiết và Ngân hàng phải chắc chắn về khả năng giữ đến ngày đáo hạn của chứng khoán này do thu nhập là từ lãi suất.
- Giá trị chứng khoán này đánh dấu sự sụt giảm so với năm 2019 là 9.659.219 triệu đồng, giảm 41,52% so với năm 2019. Ảnh hưởng của dịch bệnh kéo theo sự sụt giảm trong kinh doanh và chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn cũng không thoát được điều đó.
- Dự phòng rủi ro cho chứng khoán giữ tới ngày đáo hạn thay đổi lớn khi giảm 6.185.556 triệu đồng, giảm 93,53% so với năm 2019. Có thể thấy việc trích lập dự phòng của chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn được cắt giảm 1 cách tối đa.
Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn giảm chủ yếu do khoản dự phòng rủi ro giảm. Năm 2020 giảm so với 2019 là 3.473.663 triệu đồng, giảm 20,85%.
- Tuy giá trị của chứng khoán đầu tư giảm nhưng năm 2020, thu nhập từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư của Ngân hàng là 1.854.838 (tăng ~82% so với năm 2019) và là ngân hàng lãi nhiều nhất trong hoạt động kinh doanh chứng khoán năm 2020. Tăng trưởng lãi thuần từ hoạt động kinh doanh chứng khoán gây ấn tượng mạnh khi 6 tháng đầu năm 2019 ngân hàng lỗ gần 264 tỉ đồng chuyển sang lãi 669 tỉ đồng trong cùng kì năm 2020. BIDV đã có những chính sách đầu tư hiệu quả, giảm thiểu được chi phí, rủi ro trong hoạt động đầu tư giúp lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư tăng trưởng đáng kinh ngạc hơn 1,5 tỷ đồng (tăng ~215% so với năm 2019).
(Báo cáo tài chính của BIDV năm 2020)