III. GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO VÀ GIA TĂNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
f, Rủi ro hoạt động
36 Tại Tuyến bảo vệ thứ 3: Khối Kiểm toán Nội bộ thực hiện hỗ trợ Ban Kiểm soát
- Tại Tuyến bảo vệ thứ 3: Khối Kiểm toán Nội bộ thực hiện hỗ trợ Ban Kiểm soát
đánh giá công tác QTRRTD, kiểm tra, đánh giá độc lập công tác QTRRTD của Tuyến 1 và Tuyến 2, đưa ra khuyến nghị QTRRTD.
2.2. Các biện pháp quản trị rủi ro trong hoạt động đầu tư của BIDV.
Năm 2020 là năm thứ 25 liên tiếp BIDV thực hiện kiểm toán quốc tế và năm thứ 15 được tổ chức định hạng tín nhiệm Moody’s định hạng.
BIDV xây dựng và triển khai Văn hóa kiểm soát rủi ro; Chính sách quản lý rủi ro tổng thể giai đoạn 2020- 2025; Triển khai đúng tiến độ 20 dự án về quản lý rủi ro theo Basel II. Bổ sung chức năng nhiệm vụ phòng chống rửa tiền, tuân thủ đạo luật FATCA cho Ban KTGS-TT; Ban hành Nghị quyết của Hội đồng quản trị về nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng. BIDV là NHTMCP nhà nước đầu tiên triển khai dự án IFRS9 nhằm chuẩn hóa công tác báo cáo tài chính theo thông lệ quốc tế, góp phần nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống.
Hoạt động đầu tư là hoạt động phải đối mặt với nhiều loại rủi ro, vì vậy ngân hàng đã đưa ra các biện pháp quản trị rủi ro thích hợp:
- Quản trị rủi ro lãi suất trên cơ sở trạng thái nhạy cảm lãi suất. Thời hạn định lại lãi suất đối với các khoản mục có lãi suất cố định là thời gian còn lại cho đến khi đáo hạn của tài sản, còn đối với lãi suất thả nổi là thời gian còn lại cho đến kỳ thay đổi lãi suất gần nhất. Thời gian định lại lãi suất của chứng khoán đầu tư được tính dựa trên thời gian đáo hạn thực tế tại thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất nếu chứng khoán đó có lãi suất cố định hoặc dựa trên thời gian định giá lại lãi suất nếu chứng khoán đó có lãi suất là thả nổi.
- Quản trị rủi ro thanh khoản: Để giảm thiểu rủi ro thanh khoản, ngân hàng duy trì cơ cấu tài sản nợ và tài sản có phù hợp, BIDV thực hiện chính sách quản lý tài sản có tính thanh khoản cao, linh hoạt, theo dõi dòng tiền tương lai và tính thanh khoản hàng ngày. BIDV cũng đánh giá dòng tiền dự kiến và khả năng sẵn có của tài sản đảm bảo hiện tại trong trường hợp có nhu cầu thanh khoản.
- Quản trị rủi ro tín dụng: Ngân hàng chủ yếu đầu tư vào các chứng khoán có mức độ đảm bảo cao như trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc,… BIDV tuân thủ các quy định về giới hạn an toàn trong hoạt động đầu tư của NHNN.
- Quản trị rủi ro tái đầu tư: BIDV hạn chế rủi ro tái đầu tư bằng cách mua các chứng khoán không có quyền mua lại trước hoặc mua các chứng khoán có kỳ hạn dài hơn hơn thời hạn nắm giữ.
Hơn nữa, BIDV đẩy mạnh hợp tác toàn diện với đối tác chiến lược Hana Bank, tăng cường trao đổi, hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế
- Hoàn thành bố trí 02 nhân sự tham gia Hội đồng quản trị, Ban Điều hành và 10 nhân sự làm việc tại các Ban, Trung tâm tại Trụ sở chính. Việc triển khai 06 lĩnh vực hợp tác giữa BIDV và Hana Bank đạt được một số kết quả tích cực: Tiếp cận thành công 84 khách hàng doanh nghiệp Hàn Quốc (tổng dư nợ 2.812 tỷ đồng) và 2 khách hàng ĐCTC Hàn Quốc; Thống nhất sơ bộ kế hoạch đào tạo chuyên sâu cho cán bộ BIDV tại Hàn Quốc trong năm 2021.
- BIDV đồng chủ trì thành công Hội nghị trực tuyến thường niên Hiệp hội liên ngân hàng ASEAN - Trung Quốc lần thứ 10 và cuộc họp Cơ chế Hợp tác Liên ngân hàng ASEAN - Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc năm 2020, khẳng định vai trò, vị thế của BIDV đối với sự phát triển lĩnh vực tài chính ngân hàng khu vực.
38
KẾT LUẬN
Hoạt động đầu tư kinh doanh chứng khoán là một trong những hoạt động quan trọng, được các NHTM quan tâm phát triển bởi đây là hoạt động có vai trò to lớn đối với các ngân hàng trong bối cảnh nợ xấu tín dụng tăng cao, cạnh tranh gay gắt, lợi nhuận NH suy giảm,… Trải qua nhiều biến động của nền kinh tế thị trường, BIDV vẫn là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu của nước ta. BIDV luôn đồng hành, chia sẻ và cung cấp dịch vụ tài chính- ngân hàng hiện đại, tốt nhất cho khách hàng; mang lại giá trị tốt nhất cho các cổ đông; tạo lập môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện cho nhân viên. Cơ cấu hoạt động tiếp tục dịch chuyển theo hướng bền vững, tập trung vào các phân khúc khách hàng mục tiêu của BIDV và các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Chính phủ, NHNN… Năm 2020, trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 làm nền kinh tế tăng trưởng thấp, kéo theo những tác động tiêu cực đến hoạt động của hệ thống NHTM nhưng BIDV đã thể hiện bản lĩnh, sức mạnh nội tại của ngân hàng hàng đầu giúp quy mô tăng trưởng và kết quả kinh doanh của ngân hàng đạt những kết quả tích cực. Hoạt động đầu tư góp vốn, công ty con, công ty liên doanh, liên kết có nhiều cải thiện; hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tập trung vào danh mục có tỷ lệ sinh lời tốt và đảm bảo an toàn; hoạt động đầu tư, kinh doanh chứng khoán lãi lớn, đứng đầu trong các NHTM ở nước ta. BIDV với phương châm hành động “Kỷ cương- Chất lượng- Chuyển đổi số” sẽ hướng tới mục tiêu là định chế tài chính hàng đầu khu vực Đông Nam Á, khẳng định vững vàng vị thế ngân hàng hàng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Sau khi tìm hiểu về hoạt động quản trị đầu tư của Ngân hàng BIDV, nhóm chúng em nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động đầu tư mà Ngân hàng BIDV nói riêng cũng như các ngân hàng thương mại nói chung. Mục tiêu chủ yếu là hỗ trợ cho việc quản lí kinh doanh nguồn vốn khả dụng của ngân hàng, đảm bảo duy trì khả năng thanh khoản, bên cạnh đó là mục tiêu đem lại thu nhập cho ngân hàng. Qua đó biết được các rủi ro mà ngân hàng gặp phải khi đầu tư và các biện pháp quản trị rủi ro phù hợp để đạt được các mục tiêu đầu tư mà ngân hàng đề ra.
Bài luận sẽ giúp cho người đọc hiểu được các mục tiêu trong hoạt động đầu tư của ngân hàng, một số khung pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư, các rủi ro ngân hàng gặp phải trong quá trình đầu tư cũng như các biện pháp quản trị rủi ro phù hợp. Nhất là trong hoàn cảnh dịch bệnh Covid-19, các NHTM cần phân tích, đánh giá được những thách thức và cơ hội để có những giải pháp quản trị đầu tư kịp thời nhằm giảm thiểu thấp nhất những rủi ro xảy ra.
40