II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA BIDV 1 Chứng khoán kinh doanh
d. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
Điểm sáng ở đây là dù đang trong tình hình Covid-19 căng thẳng, khoản dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn năm 2020 giảm 7.618 triệu đồng so với năm 2019. Chứng tỏ các doanh nghiệp mà Ngân hàng và/hoặc các công ty con đang đầu tư có tình hình kinh doanh khá tốt, giảm một phần gánh nặng cho Ngân hàng…
30
(Báo cáo tài chính của BIDV năm 2020)
- Ngân hàng tập trung chủ yếu đầu tư vào Ngân hàng liên doanh Việt Nga với tỷ lệ sở hữu lên đến 50%. Ngoài ra, Ngân hàng còn đầu tư vào các doanh nghiệp khác với tỷ lệ sở hữu khá cao như: Công ty liên doanh Tháp BIDV (55%), Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ BIDV Metlife (34,32%), Công ty cổ phần cho thuê máy bay Việt Nam (18,52%), Công ty TNHH Lương thực Campuchia – Việt Nam (33%).
- Giá gốc đầu tư cho các công ty liên kết, liên doanh quan trọng không thay đổi, chỉ có giá trị hiện tại của năm 2020 tăng 17.698 triệu đồng so với năm 2019.
Các khoản góp vốn, đầu tư dài hạn tăng lên chủ yếu do các khoản đầu tư vào công ty liên doanh tăng. Năm 2020 các khoản góp vốn, đầu tư dài hạn tăng so với năm 2019 là 26.107 triệu đồng, tăng 0,95%. Không có sự biến động lớn ở khoản mục đầu tư, góp vốn này.
(Báo cáo tài chính của BIDV năm 2020)
- Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần: là khoản cổ tức, lãi được chia mà ngân hàng nhận được trong năm từ hoạt động tham gia góp vốn, mua cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế với các doanh nghiệp trong nước. Có thể thấy, trong năm 2020, thu nhập của BIDV từ hoạt động này giảm 60.218 triệu đồng (~28,08%) trong đó cổ tức nhận được từ chứng khoán Vốn kinh doanh giảm 3.242 triệu đồng (~ 15%). Điều này là do BIDV đã giảm bớt lượng chứng khoán nắm giữ (đã được giải thích ở trên). Cổ tức nhận được từ chứng khoán Vốn đầu tư giảm 1.439 triệu đồng (~53,83%), giảm hơn một nửa so với năm 2019 cho thấy BIDV đầu tư vào các chứng khoán vốn đầu tư không hiệu quả, chi phí mua chứng khoán Vốn đầu tư còn lớn. Không những vậy, cổ tức, lãi từ hoạt động góp vốn, đầu tư dài hạn giảm 5.576 triệu đồng (~ 254,6%). Điều này có thể do các doanh nghiệp mà ngân hàng đầu tư năm 2020 không chia cổ tức mà giữ lại để đầu tư, phát triển doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, lợi nhuận giảm dẫn đến cổ tức mà ngân hàng nhận được trong năm 2020 giảm nghiêm trọng. Ngân hàng cần cơ cấu lại các khoản đầu tư vào các công ty liên doanh, liên kết, góp vốn, mua cổ phần.