Người Vợ Bất Hạnh Phần

Một phần của tài liệu Thong_Cong_226 (Trang 42 - 49)

Phần II

Bà Ra-chên trong thời Cựu Ước, là vợ của ơng Gia-cốp. Gia-cốp là một trong ba tổ phụ của người Do Thái: Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp. Các tổ mẫu của con dân Chúa là bà Sa-ra, Rê-be-ca và Ra-chên. Tên bà Ra-chên được nhắc đến trong Sáng Thế Ký chương 29-32 và chương 35-48.

(tiếp theo Thơng Cơng 225)

Ra-chên chấp nhận Bi-la sinh con cho mình

Ngày xưa người Do Thái - cũng như một số dân tộc khác - thường cĩ tục lệ là khi người vợ chính khơng cĩ con, chồng được cưới vợ khác hay lấy nàng hầu của vợ để người đĩ sinh con cho mình. Tương tự như trường hợp Sa-ra đưa A-ga cho Áp-ra-ham để bà cĩ con). Đây là tục lệ được xã hội chấp nhận, vì vậy khi thấy mình khơng cĩ con, Ra-chên đưa nàng hầu Bi-la đến với Gia-cốp. Khi Bi-la sinh được một đứa con trai, Ra-chên kể đĩ là con của mình nên nĩi: Đức Chúa Trời đã xét tơi cơng bình và ban cho tơi một đứa con trai, Ra-chên đặt tên đứa bé là “Đan”, nghĩa là xét cơng bình. Sau đĩ Bi-la sinh thêm một con trai nữa, Ra-chên đặt tên là “Nép-

ta-li”, nghĩa là đấu địch.

Như vậy, qua nàng hầu Bi-la, Ra-chên kể như cĩ hai đứa con trai. Ra-chên được an ủi vì tin rằng Chúa đã bênh vực và xét lẽ cơng bình cho bà. Qua lời Ra- chên nĩi và tên bà đặt cho hai đứa con này chúng ta thấy bà cũng cĩ đức tin nơi Chúa. Kinh Thánh ghi: “Vậy Ra-chên đưa Bi-la làm hầu Gia-cốp và người đi lại cùng nàng. Bi-la thọ thai, sinh một con trai cho Gia-cốp. Ra-chên rằng: Đức Chúa Trời đã xét tơi cơng bình, nhậm lời tơi, nên cho tơi một con trai, vì cớ ấy, nàng đặt tên đứa trai đĩ là Đan. Bi-la, con địi của Ra-chên, thọ thai nữa và sinh một con trai thứ nhì cho Gia-cốp, Ra-chên rằng: Tơi đã hết sức chống cự với chị tơi, và tơi được thắng, vì cớ ấy nàng đặt tên đứa trai này là Nép-ta-li” (Sáng thế ký 30:4-

Ơn phước đặc biệt Chúa ban cho Ra-chên

Sau đĩ Ra-chên đến với Chúa, cầu xin Chúa thương xĩt sự son sẻ của nàng và Ngài đã nhậm lời, ban cho Ra-chên điều lịng nàng mong ước: Chúa ban cho Ra-chên một đứa con trai. Sau nhiều năm tháng chịu thử rèn, bây giờ Đức Chúa Trời ban cho Ra-chên điều

nàng mong ước, đĩ là niềm vui làm mẹ, nàng sinh được một con trai và đặt tên là Giơ-sép. Kinh Thánh ghi: “Đức Chúa Trời nhớ lại Ra-chên, bèn nhậm lời và cho nàng sinh sản. Nàng thọ thai, sinh một

con trai mà rằng: Đức Chúa Trời đã rửa sự xấu hổ cho tơi rồi; bèn đặt tên đứa trai đĩ là Giơ-sép. Lại nĩi rằng: Cầu xin Đức Giê-hơ- va thêm cho một con trai nữa!”

(Sáng thế ký 30:22-24).

Điều đáng chú ý là, Giơ-sép là người con trai cĩ vị trí đặc biệt nhất trong gia đình. Đọc về đời sống Giơ-sép trong Kinh Thánh, chúng ta thấy, trong mười hai người con trai của Gia-cốp, Giơ- sép là người con ngoan ngỗn, đạo đức nhất và là người được Chúa sử dụng trong chương trình lớn lao của Ngài: Giơ-sép

được Chúa dùng lãnh đạo nước Ai cập trong thời gian trước và sau nạn đĩi lớn, nhờ đĩ ơng đã cứu cả gia đình mình khỏi nạn đĩi lớn trong xứ Ca-na-an và cứu cả dịng dõi con dân Chúa khỏi nạn diệt vong. Qua đời sống gương mẫu, cao đẹp, Giơ- sép cũng được vinh dự là người làm hình bĩng của Chúa Giê-xu, Đấng Cứu Thế của nhân loại. Tất cả những điều này cho thấy, khi chúng ta kiên nhẫn chịu đựng thử thách trong đời sống và trung tín giữ vững đức tin, đến đúng thời điểm Chúa sẽ can thiệp, giải cứu chúng ta ra khỏi khĩ khăn và ban phước cho chúng ta cách dư dật, quá điều chúng ta trơng mong.

Ra-chên cịn nhờ cậy hình tượng

Sáng thế ký 31:17-21 cho chúng ta biết về đức tin của Ra- chên như sau:

Kinh Thánh ghi: “Gia-cốp liền đứng dậy, đỡ vợ và con lên lạc đà, dẫn theo tất cả súc vật và mọi tài sản mình cĩ, tức là bầy súc vật mà ơng đã gây dựng được ở Pha-đan A-ram, để trở về với Y-sác, cha mình, ở Ca-

na-an. Nhân lúc La-ban đi hớt lơng chiên, Ra-chên lấy trộm các tượng thần trong nhà cha mình. Gia-cốp đánh lừa La-ban, khơng cho ơng biết ý định bỏ trốn của mình. Vậy, ơng trốn đi, đem theo tất cả những gì mình cĩ, bắt đầu vượt qua sơng, và hướng thẳng về vùng đồi núi Ga-la-át” (Sáng

31:17-21).

Khi thấy cậu La-ban khơng đối xử tử tế với mình như trước nữa, Gia-cốp bèn đem vợ con và tất cả tài sản trốn khỏi nhà cậu để trở về nhà cha mẹ ở Ca-na- an. Để chuẩn bị cho cuộc hành trình dài và nhiều nguy hiểm, Ra-chên đã khơng nhờ cậy nơi Chúa, khơng cầu nguyện xin Chúa dẫn dắt nhưng lại lấy trộm các tượng thần trong nhà cha mình để đem theo. Đây là những hình tượng gia đình ơng La-ban thờ. Vì lớn lên trong gia đình cha mẹ thờ hình tượng nên Ra-chên khơng nhìn biết Đức Chúa Trời cách rõ ràng. Khi sinh được đứa con trai, bà nĩi: “Đức Chúa Trời

đã rửa sự xấu hổ tơi.” Nhưng bây

giờ, trước một chuyến đi nguy hiểm và khơng biết kết cuộc sẽ như thế nào, Ra-chên khơng nghĩ đến Chúa mà lại nghĩ đến những bức tượng thờ trong nhà cha mẹ. Cĩ lẽ Ra-chên nghĩ, nếu đem theo những bức tượng của cha mẹ thì gia đình mình cũng

sẽ được bình an thịnh vượng như gia đình cha mẹ.

Sáng 31:30-35 ghi: La-ban nĩi cùng Gia-cốp: “Vì quá mong muốn trở về quê cha đất tổ mà con đã ra đi, nhưng tại sao con lại lấy trộm các tượng thần của cha?” Gia-cốp nĩi với La-ban: Vì con sợ cha sẽ bắt hai người con gái của cha lại. Cịn nếu cha tìm thấy các tượng thần của cha nơi ai thì người đĩ sẽ phải chết. Bây giờ, trước sự chứng kiến của bà con chúng ta, cha cứ lục sốt hành lý của con, vật gì thuộc về cha, xin cha lấy lại. Gia-cốp thực tình khơng biết rằng Ra-chên đã lấy trộm các tượng thần đĩ. Vậy, La-ban vào trại Gia-cốp, trại Lê-a, trại hai nữ tì, nhưng chẳng tìm được gì cả. Từ trại Lê-a ơng bước sang trại Ra-chên. Ra-chên đã lấy các tượng thần đĩ và giấu dưới bành lạc đà rồi ngồi lên trên. La-ban lục sốt khắp trại nhưng chẳng thấy các tượng thần. Ra-chên thưa với cha: Vì trong con cĩ việc riêng của phụ nữ, con khơng tiện đứng dậy trước mặt cha, xin cha đừng giận con. La-ban lục lọi nhưng chẳng thấy các tượng thần đâu cả.” Gia-cốp khơng biết Ra-chên

cĩ lấy mấy pho tượng nên nĩi cậu La-ban tìm được nơi ai thì người đĩ sẽ phải chết. Ra-chên giữ những pho tượng đĩ nhưng

nàng ngồi lên trên nên La-ban khơng tìm ra.

Việc Ra-chên lấy cắp tượng của cha mẹ cho thấy tuy nàng cĩ nhắc đến Chúa và khi cĩ nhu cầu cũng cầu xin với Chúa nhưng Ra-chên khơng thật sự cĩ đức tin nơi Chúa. Chi tiết này cũng cho thấy đức tin của cha mẹ cĩ ảnh hưởng sâu đậm trên đời sống con cái. Cĩ lẽ qua Gia-cốp, Ra-chên nhìn biết Đức Chúa Trời là Chân Thần, nhưng vì sự giáo dục của cha mẹ từ khi cịn

nhỏ, bà vẫn tin cậy vào những hình tượng do tay người làm nên. Bây giờ phải ra khỏi đời sống bình an, ổn định của gia đình để theo chồng trong một hành trình xa xơi, nguy hiểm, bà thấy cần đem những thần tượng đĩ đi theo để được phù hộ. Ra- chên vừa tin cậy Chúa vừa tin vào những hình tượng vơ tri giác.

Cĩ lẽ chúng ta trách Ra-chên khơng hết lịng tin cậy Đức Chúa Trời mà cịn mê tín, tin cậy vào hình tượng. Tuy nhiên, ngày nay chung quanh chúng ta vẫn cĩ biết bao người văn minh,

học thức mà vẫn thờ lạy và tin cậy vào những hình tượng vơ tri giác, do tay người nắn nên. Cũng cĩ những người nĩi mình là người tin Chúa, đi nhà thờ hằng tuần nhưng cũng vừa thờ Chúa vừa tin cậy vào hình tượng hoặc vẫn cịn mê tín dị đoan.

Đức tin của Gia-cốp và Ra- chên được thay đổi

Kinh Thánh ghi: “Đức Chúa Trời phán với Gia-cốp: ‘Hãy mau đi lên Bê-tên và ở đĩ, cũng hãy lập tại đĩ một bàn thờ cho Đức Chúa Trời, là Đấng hiện ra với con khi con chạy trốn anh con là Ê-sau. Gia-cốp bảo người nhà và những người cùng đi với ơng: ‘Hãy dẹp bỏ các tượng thần ngoại bang khỏi các ngươi, thanh tẩy chính mình và thay áo quần. Chúng ta hãy chuẩn bị đi lên Bê-tên. Ta sẽ lập tại đĩ một bàn thờ cho Đức Chúa Trời, là Đấng đã nhậm lời ta trong ngày nguy khốn, và đã phù hộ ta trong suốt chặng đường. Họ liền nộp cho Gia-cốp tất cả tượng thần ngoại bang mà họ đang giữ cũng như các khoen mà họ đang đeo trên tai. Gia-cốp đem chơn những thứ đĩ dưới gốc cây sồi, gần thành Si-chem” (Sáng 35:1-

4).

Đức Chúa Trời phán bảo Gia- cốp đi đến Bê-tên để dựng một bàn thờ cho Ngài. Bê-tên (trước

kia là ‘Lu-xơ’, Sáng 28:19), nơi Chúa hiện ra với Gia-cốp nhiều năm trước, khi ơng chạy trốn Ê-sau. Thiên sứ của Chúa đã hiện ra với ơng tại đĩ và hứa rằng Ngài sẽ đưa đường ơng và gìn giữ ơng bình an. Chúa đã giữ lời Ngài hứa, ban cho Gia- cốp vợ con và tài sản rất nhiều. Khi Chúa bảo đi đến Bê-tên lập bàn thờ cho Ngài, Gia-cốp biết các bà vợ cịn giữ hình tượng tà thần trong nhà nên ơng gọi họ đến, bảo phải vứt bỏ hết các hình tượng để xứng đáng thờ phượng Đức Chúa Trời. Kinh Thánh ghi rằng mấy người đĩ đưa cho Gia-cốp các hình tượng ngoại bang và vịng đeo tai, ơng đem chơn tất cả những hình tượng đĩ dưới gốc cây dẻ bộp. Chi tiết này cho thấy lúc đĩ Ra- chên, Lê-a và hai nàng hầu vẫn cịn thờ hình tượng. Tuy nhiên, nhờ đức tin của Gia-cốp, là chủ gia đình, và vì nhìn thấy những ơn phước cụ thể Chúa ban, Ra- chên và mọi người đã bằng lịng loại bỏ tất cả hình tượng và hết lịng tin cậy Đức Chúa Trời. Bây giờ Gia-cốp, Ra-chên cũng như mọi người trong gia đình đều bỏ hình tượng và thờ phượng một mình Đức Chúa Trời.

Khi thiết lập hơn nhân và gia đình cho con người, Đức Chúa Trời đặt người đàn ơng

làm chủ gia đình. Người chồng cĩ trách nhiệm cung ứng nhu cầu vật chất để vợ con được no ấm. Người chồng cũng cĩ trách nhiệm bảo vệ người trong gia đình khỏi những nguy hiểm và cám dỗ trong đời sống. Nhưng quan trọng hơn hết, người chồng, người cha phải lãnh đạo gia đình về mặt tâm linh, hướng dẫn vợ con trong đường lối của Chúa, để cĩ đức tin mạnh mẽ nơi Chúa. Quan trọng nhất là, người chồng/người cha phải dạy Lời Chúa cho vợ con và cĩ đời sống tin kính gương mẫu để vợ con nhìn biết Chúa và sống trong đường lối của Chúa. Lời Chúa dạy trong Tân Ước như sau: Sứ đồ Phao-lơ viết: “Hỡi những người làm cha, đừng làm cho con cái mình tức giận, nhưng hãy nuơi nấng chúng trong kỷ luật và sự khuyên dạy của Chúa” (Ê-phê-sơ 6:4, BHĐ).

Gia-cốp, chồng của Ra-chên là người chủ gia đình gương mẫu: Ơng yêu vợ thương con, hướng dẫn, cung ứng nhu cầu cho gia đình và cũng hướng dẫn vợ con trong đức tin nơi Chúa. Nhờ đĩ, dù sinh trưởng trong gia đình thờ hình tượng, khi trở nên vợ của Gia-cốp, Ra-chên biết kêu cầu với Chúa trong lúc gặp khĩ khăn, biết cảm tạ Chúa khi được Ngài ban phước. Khi được Chúa

ban cho đứa con trai đầu lịng, Ra-chên biết ơn Chúa và nĩi:

“Đức Chúa Trời đã rửa sự xấu hổ cho tơi rồi, bèn đặt tên đứa trai đĩ là Giơ-sép; lại nĩi rằng: Cầu xin Đức Giê-hơ-va thêm cho một con trai nữa!” (Sáng thế

ký 30:22-24). Một bằng chứng khác về đức tin của Ra-chên là, Giơ-sép, con của Ra-chên, là cậu bé kính sợ Chúa. Chúng ta tin rằng nhờ được cha mẹ dạy dỗ, hướng dẫn trong đường lối của Chúa, Giơ-sép cĩ đức tin mạnh mẽ và cĩ đời sống đẹp lịng Chúa. Niềm tin đĩ được thể hiện khi Giơ-sép bị các anh ngược đãi cũng như khi phải sống xa gia đình, giữa những người khơng kính sợ Chúa và nhất là khi bị vợ của quan Phơ-ti-pha cám dỗ. Chính nhờ đức tin nơi Chúa và lịng kính sợ Chúa mà khi gặp khĩ khăn hoạn nạn Giơ-sép vẫn giữ vững đức tin nơi Chúa, khi bị cám dỗ đã vượt thắng và giữ đời sống trong sạch trước mặt Chúa.

Ra-chên qua đời

Kinh Thánh ghi: “Ở từ Bê-tên đi, họ cịn cách Ê-phơ-rát chừng vài thơi đường, thì Ra-chên sanh nở. Việc sanh nở của người thật đau đớn. Trong khi khĩ sanh, bà mụ nĩi rằng: Đừng sợ chi, vì nàng cịn một con trai nữa. Vả, bởi Ra-chên gần trút linh hồn, vì

đang cơn hấp hối, nên người đặt đứa con trai đĩ tên là Bê-nơ-ni; cịn cha nĩ lại đặt tên là Bên-gia- min. Vậy, Ra-chên qua đời, được chơn bên con đường đi về Ê-phơ- rát, tức là Bết-lê-hem. Gia-cốp dựng một mộ-bia; ấy là mộ-bia của Ra-chên đến ngày nay hãy cịn di tích” (Sáng thế ký 35:16-

20).

Điều cuối cùng chúng ta ghi nhận về cuộc đời của Ra-chên là sự việc bà qua đời. Ra-chên phải đau buồn suốt bao nhiêu năm vì khơng cĩ con. Tội nghiệp Ra- chên, khi Chúa ban cho đứa con trai đầu lịng, bà cầu xin Chúa cho thêm một đứa con trai nữa, nhưng khi sinh đứa con thứ hai đĩ bà qua đời. Khi cĩ con đầu lịng, Ra-chên vui mừng đặt tên là Giơ-sép, cĩ nghĩa là ‘rửa sạch’ hoặc là ‘thêm’. Ra-chên tin rằng Đức Chúa Trời đã rửa sạch nỗi tủi nhục của bà và sẽ ban cho bà một đứa con nữa và khơng bao lâu sau, điều Ra-chên mong ước đã thành sự thật, nhưng vì cĩ đứa con thứ hai này mà bà phải mất mạng sống. Cái chết bất ngờ của Ra-chên hẳn là một mất mát lớn trong cuộc đời Gia-cốp: Người vợ mà ơng yêu thương từ lúc mới gặp và sống bên cạnh ơng bao nhiêu năm qua, giờ đây đột ngột từ giã ơng. Cĩ lẽ Gia- cốp và Ra-chên nghĩ rằng hạnh

phúc của gia đình sẽ trọn vẹn khi cĩ thêm một đứa con trai nữa, nhưng khơng ngờ niềm vui chưa trọn thì đau thương đã xảy đến. Đây là điều nằm trong chương trình của Chúa mà chúng ta khơng thể hiểu, cũng khơng giải thích được.

Đau khổ trong đời sống là một huyền nhiệm, khơng ai cĩ lời giải đáp. Nhưng là người tin Chúa, chúng ta tin rằng Chúa cho phép mọi điều xảy đến trong đời sống với mục đích. Mục đích của Chúa lắm khi chúng ta khơng thấy và khơng hiểu được, nhưng chúng ta vẫn bình an và vững lịng tin vì biết rằng Chúa yêu mến những người thuộc về Ngài và Ngài cĩ chương trình tốt đẹp cho đời sống chúng ta. Nếu chúng ta đang đối diện với những thử thách hoạn nạn hoặc những mất mát lớn lao, xin đừng nghi ngờ tình yêu của Chúa hoặc lui đi trong đức tin.

Một phần của tài liệu Thong_Cong_226 (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)