Cuộc Sống Trên Thiên Đàng

Một phần của tài liệu Thong_Cong_226 (Trang 56 - 63)

“Chúng sẽ được thấy mặt Chúa và danh Chúa sẽ ở trên trán mình.

Đêm khơng cịn nữa.”

là đau đớn nữa; vì những sự thứ nhất đã qua rồi.” Đấng ngự trên ngơi phán rằng: Nầy, ta làm mới lại hết thảy muơn vật. Đoạn, lại rằng: Hãy ghi lại vì những lời nầy đều trung tín và chân thật

(Khải Huyền 21:1-5).

Vào thời điểm ứng nghiệm những lời Kinh Thánh này, thế giới và cả vũ trụ cũ suy đồi, hư hoại đều đã bị thiêu hủy tiêu tan (2 Phi-e-rơ 3:10-13), được thay thế bằng một cơng trình sáng tạo hồn tồn mới. Lúc đĩ Giê-ru-sa-lem mới là biểu tượng của Hội Thánh tuyệt đối thánh khiết, bao gồm tất cả các thánh đồ, là tân nương của Chúa Cứu Thế (Ma-thi-ơ 25:1-13; Ê-phê- sơ 5:25-27), sẽ đến từ trời để được thiết lập vững chắc trong trời mới đất mới cho đến muơn đời. Từ “đền tạm” tượng trưng cho sự hiện diện thường xuyên của Đức Chúa Trời với thánh dân thiên đàng, trong mối tương giao trực tiếp, thâm sâu. Chính Đức Chúa Trời sẽ ở với dân Ngài, chính Ngài chăm sĩc và lau hết nước mắt họ, nghĩa là sẽ khơng cịn buồn lo, đau đớn, chết chĩc hay bĩng dáng của bất cứ nỗi bất hạnh nào, vì tất cả thế giới hư hoại đau thương cũ vĩnh viễn bị xĩa sạch!

Trong khi đĩ, khung cảnh thiên đàng được mơ tả như sau,

“Thiên sứ chỉ cho tơi xem sơng nước sự sống trong như lưu ly, từ ngơi Đức Chúa Trời và Chiên con chảy ra. Ở giữa phố thành và hai bên bờ sơng cĩ cây sự sống trổ mười hai mùa, mỗi tháng một lần ra trái; và những lá cây đĩ dùng để chữa lành cho các dân. Chẳng cịn cĩ sự nguyền rủa nữa; ngơi của Đức Chúa Trời và của Chiên Con sẽ ở trong thành; các tơi tớ Ngài sẽ hầu hạ Ngài; chúng sẽ được thấy mặt Chúa, và danh Chúa sẽ ở trên trán mình. Đêm khơng cịn cĩ nữa, và chúng sẽ khơng cần cĩ ánh sáng đèn hay ánh sáng mặt trời, vì Chúa là Đức Chúa Trời sẽ soi sáng cho; và chúng sẽ trị vì đời đời (Khải Huyền 22:1-5)

Thiên sứ khơng để Giăng tự quan sát, nhưng biết điều gì cần xem, điều gì cần thấy, điều gì cần biết nên trước hết đã chỉ cho ơng xem “sơng nước sự sống trong như lưu ly, từ ngơi Đức Chúa Trời và Chiên Con chảy ra.” Dịng sơng sự sống trên thiên đàng được mơ tả là trong vắt, lưu chảy mạnh mẽ tràn ra từ ngơi Đức Chúa Trời và Chiên Con, nhưng khơng cĩ nước sơng, mà chỉ cĩ nước sống của Thánh Linh tuơn ra cung ứng sự sống tâm linh sung mãn cho tất cả cư dân thiên đàng.

mơ tả trong sách tiên tri Ê-sai ám chỉ Đức Thánh Linh như dịng sơng tuơn chảy trong sa mạc, biến đất khơ cằn thành đồng nội, biến những cuộc đời khắc khổ, khơ cằn, độc địa trở thành những cuộc đời thiện lành, tươi sáng, Dịng sơng chảy tràn đến đâu, sự sống bừng lên đến đĩ. Ê-sai 43:19-20 là lời cơng bố Chúa sẽ làm một việc mới qua biểu tượng của dịng sơng. Chúa sẽ làm cho dịng sơng bất ngờ tuơn chảy trong sa mạc, đem sự sống sung mãn vào vùng đất khơ cằn, từ đĩ cung cấp nước sống khơng chỉ cho lồi người mà cho cả thảo mộc và muơng thú nữa “Này, ta sắp làm

một việc mới, việc này sẽ hiện ra ngay; các ngươi khơng biết sao? Ấy là ta sẽ vạch một con đường trong đồng vắng, khiến những dịng sơng chảy trong sa mạc. Thú đồng với muơng rừng và chim đà sẽ tơn vinh ta; vì ta đã đặt các giịng nước trong đồng vắng và sơng suối trong sa mạc, để tuyển dân ta được uống.”

Lời mơ tả trong Ê-sai 44: 1-3 cho biết dịng sơng sự sống đĩ chính là Thần Linh của Đức Chúa Trời: “Bây giờ, hỡi Gia-cốp,

tơi tớ ta, hỡi Y-sơ-ra-ên tuyển dân ta, hãy nghe! Chúa Hằng Hữu là Đấng đã làm nên ngươi, đã tạo dựng ngươi từ trong lịng

mẹ, và sẽ giúp đỡ ngươi, phán như vầy: Hỡi Gia-cốp, tơi tớ ta, và Giê-su-run mà ta đã chọn, đừng sợ chi; vì ta sẽ rĩt nước trên kẻ khát, cho suối chảy nơi đất khơ. Ta sẽ đổ Thần ta trên dịng dõi ngươi, và phước lành ta trên những kẻ ra từ ngươi.

Chính Chúa Giê-xu cũng đã dùng hình ảnh dịng suối, dịng sơng, mạch nước để chỉ sự hiện diện của Đức Thánh Linh với quyền năng siêu việt thể hiện trong tín nhân, “người nào tin ta thì sơng nước hằng sống sẽ tuơn chảy từ trong lịng mình y như Kinh Thánh đã chép vậy.” (Giăng 7:38-39). Trong Khải Huyền 22:1, dịng sơng sự sống được mơ tả là “trong vắt như lưu ly từ ngơi Đức Chúa Trời và Chiên Con chảy ra” là hình ảnh của Ba Ngơi Đức Chúa Trời kết hợp kỳ diệu trong uy nghi, đẹp đẽ, tràn đầy sức sống và ân sủng.

Hình ảnh thứ hai tiếp nối hình ảnh trên được ghi trong câu 2, “Ở giữa phố thành và hai bên

bờ sơng cĩ cây sự sống trổ mười hai mùa, mỗi tháng một lần ra trái; và những lá cây đĩ dùng để chữa lành cho các dân.” Chúng

ta cĩ thể thấy tính chất hài hịa của thành phố thiên đàng với dịng sơng sự sống chảy ngang qua với cây hai bên bờ sơng ra trái quanh năm, cho đến lá cây

cũng tiềm tàng sức sống. Những hình ảnh trên tơ đậm tính chất thiết yếu của dịng sơng làm nổi bật chân lý vơ cùng thâm sâu về vai trị mầu nhiệm của Đức Thánh Linh thể hiện qua dịng sơng sự sống trong con dân Chúa, khơng chỉ khi ở trên trần gian mà trong cả cõi vĩnh hằng. Dịng sơng Thánh Linh đã khơi nguồn như một mạch nước trong lịng người từ ngày người đặt lịng tin nơi Chúa. Đã khơi nguồn, dịng sơng đĩ khơng bao giờ ngưng chảy mà cứ lớn dần theo năm tháng. Điều lạ lùng là tất cả tín nhân thuộc mọi thời đại đều được nối

kết, thơng thương khơng giới hạn trong cùng một dịng sơng đĩ. Hình ảnh thiên đàng với dịng sơng Thánh Linh, với cây sự

sống ghi trong Khải Huyền 22 cũng làm chúng ta hồi tưởng đến vườn Ê-đen nhỏ bé của thuở ban sơ trong lịch sử con người. Ê-đen ngày xưa cũng cĩ sơng cĩ nước, cũng cĩ cây sự sống, nhưng con người chỉ được ở trong đĩ một thời gian quá ngắn. Quyết định khơng vâng lời Chúa khiến A-đam và Ê-va bị đuổi khỏi vườn, khởi đầu dịng

lịch sử đau thương đầy mồ hơi, máu và nước mắt. Nhưng bây giờ, với khung cảnh thiên đàng mơ tả trong Khải Huyền, sự sống tràn trề sung mãn tượng trưng khơng chỉ qua một cây mà qua vơ số cây sự sống hai bên bờ hàng năm ra trái mười hai lần. Vườn địa đàng đầu tiên nhỏ bé và giới hạn, nhưng thiên đàng tương lai vĩ đại, tồn bích. Ê-đen ngày xưa kết thúc bằng những lời chúc dữ và án phạt cho dịng dõi lồi người cũng như cho cả địa cầu. Nhưng thiên đàng trong Khải Huyền khẳng định rằng “khơng cịn cĩ sự nguyền rủa nữa.” Trong

Ê-đen đầu tiên, con người phải đi trốn Đức Chúa Trời, nhưng trong thiên đàng vinh hiển, con dân Chúa sẽ “được

thấy mặt Chúa và danh Chúa sẽ ở trên trán mình.”

Bĩng đen tội lỗi bao trùm Ê-đen, nhưng thiên đàng mơ tả trong Khải Huyền khơng cần ánh sáng mặt trời, vì vinh quang sáng chĩi từ Chúa khơng khi nào dứt. Hiển nhiên, một trong những sinh hoạt chính trên thiên đàng là thờ phượng. Cĩ người nghĩ nếu vậy, cuộc sống chắc sẽ rất đơn điệu, và nếu kéo

dài vơ tận cĩ thể trở nên buồn chán. Sở dĩ cĩ suy nghĩ này cĩ thể vì người ta liên tưởng đến kinh nghiệm thờ phượng trên đất. Cịn ở trong nhà tạm, và cịn sống trong cõi tạm, mọi sinh hoạt thờ phượng trên trần gian đều khiếm khuyết, vì bao gồm tồn những con người khiếm khuyết, cho nên những buổi thờ phượng đĩ khơng luơn luơn đáp ứng mọi nhu cầu tâm linh cũng như tình cảm của chúng ta. Tuy nhiên, khi suy nghĩ theo hướng tích cực hơn, chúng ta khơng thể phủ nhận rằng cũng đã cĩ nhiều buổi thờ phượng Chúa trong Hội thánh làm chúng ta thỏa nguyện. Nếu trên đất với vơ số khiếm khuyết mà chúng ta cịn cĩ lúc thấy thỏa nguyện như thế thì sự thờ phượng trên thiên đàng tồn hảo sẽ đem lại thỏa vui sâu xa đến đâu!

Mặt khác, một khi được biết Chúa như đáng phải biết, một khi chúng ta được mặt đối mặt với vinh quang tột cùng của Chúa, thì đáp ứng thích đáng duy nhất của chúng ta là phủ phục, tơn sùng và thờ phượng Ngài. Sứ đồ Giăng cĩ kinh nghiệm đĩ qua khải tượng được ghi lại trong Khải Huyền 1:12-18 mà đáp ứng của ơng ghi trong câu 17, 18 “Vừa thấy người tơi ngã

xuống chân người như chết;

nhưng người đặt tay hữu trên tơi, mà rằng: Đừng sợ chi, Ta là Đấng trước hết và là Đấng sau cùng, là Đấng sống, ta đã chết, kìa nay ta sống đời đời, cầm chìa khĩa của sự chết và âm phủ…”

Làm sao chúng ta khơng tơn thờ Đấng uy nghiêm nhưng đồng thời cũng là Đấng nhân từ tràn đầy ân sủng như thế? Chỉ do tơn thờ Chúa, chúng mới được Chúa nâng lên đến gần Ngài. Chỉ do tơn thờ Chúa chúng ta mới được bao phủ trong vinh quang kỳ diệu của Ngài.

Trên thiên đàng Đức Chúa Trời cai trị, “Ngơi Đức Chúa Trời

và Chiên Con ở trong thành.”

Ngơi chỉ thị vương quyền và nền cai trị của Đức Chúa Trời. Một trật tự mới được thiết lập trên thiên đàng qua đĩ Đức Chúa Trời là Vua tối cao, với thẩm quyền tuyệt đối được thể hiện khơng bằng luật pháp áp chế nhưng bằng sự thánh khiết, yêu thương và cơng chính trong ân sủng kỳ diệu tràn ra từ ngơi Đức Chúa Trời. “Nầy, đền tạm của Đức Chúa Trời ở giữa lồi người! Ngài sẽ ở với chúng, và chúng sẽ làm dân Ngài; chính Đức Chúa Trời sẽ ở với chúng. Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng, sẽ khơng cĩ sự chết, cũng khơng cĩ than khĩc, kêu ca hay là đau đớn nữa, vì

những sự thứ nhất đã qua rồi” (21: 3-5). Trong câu 7, những

người sống đắc thắng được cho vào thiên đàng khơng chỉ là cơng dân Nước Trời, nhưng cịn được Đức Chúa Trời coi là con Ngài, “Kẻ nào thắng sẽ được những sự ấy là cơ nghiệp, ta sẽ làm Đức Chúa Trời người, và người sẽ làm con ta.”

Nĩi đến ngơi và nền cai trị, trên thiên đàng khơng chỉ cĩ ngơi Đức Chúa Trời, nhưng cĩ cả ngơi của Chiên Con. “Chiên Con” là danh hiệu chỉ Chúa Cứu Thế Giê-xu được sử dụng trong Phúc Âm Giăng và trong Khải Huyền. Danh hiệu “Chiên Con Của Đức Chúa Trời” là trọng tâm tồn bộ chương trình cứu chuộc con người, từ vườn Ê-đen đến đồi Gơ-gơ-tha, từ lúc con thú đầu tiên bị giết để lấy da mặc cho vợ chồng A-đam che sự xấu hổ, đến nơi Chúa Cứu Thế bị giết trên thập hình đổ huyết ra chuộc tội cho tồn nhân loại.

Một trật tự mới được thiết định trong ánh sáng cơng chính, yêu thương của ba ngơi Đức Chúa Trời và con dân Chúa hầu việc Ngài, nghĩa là họ cũng được cùng Ngài trị vì cho đến muơn đời. Chúng ta khơng được biết thêm chi tiết về đặc ân đồng trị với Chúa, nhưng khi ý thức rằng vũ trụ bao la hầu như vơ tận do

Đức Chúa Trời đã tạo dựng, cĩ dư lãnh địa cĩ thể phân chia và giao cho tất cả con dân Ngài cai trị. Khơng ai cĩ thể tưởng tượng được chức vụ đồng trị với Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hố tồn năng sẽ vinh hiển đến mức độ nào, nhưng chắc chắn Chúa sẽ khơng để chúng ta ở khơng, nhưng sẽ cho chúng ta vinh dự được thờ phượng Ngài, phục vụ Ngài, được tham gia vào cơng việc cai quản vũ trụ, được ở trong bàn hội nghị với Ngài và cuộc sống chúng ta trên thiên đàng sẽ vơ cùng hứng thú, vui sướng, thoả nguyện, vượt xa tất cả những kinh nghiệm sung sướng nhất của chúng ta trên trần gian.

Giăng ghi nhận rằng trên thiên đàng “đêm khơng cịn nữa” hàm ý cơng dân Nước Trời sẽ cĩ tồn vẹn cả cõi vĩnh hằng để vui hưởng sự thờ phượng trong mối tương giao khơng dứt với Chúa, được thi hành trách nhiệm cai quản vũ trụ mà khơng cần cĩ ban đêm để nghỉ ngơi hay phục hồi sức khoẻ, vì chúng ta sẽ khơng bao giờ mỏi mệt mà lúc nào cũng ở trong trạng thái sinh động tối ưu cả thể xác lẫn tinh thần.

Tất cả những gì tâm trí hữu hạn của chúng ta suy tưởng về quê hương thật trên thiên

đàng trong những ngày cịn đang sống trong nhà tạm trên

đất “tạm dung” cĩ thể rất phiến diện, nhưng nếu cứ tiếp tục hàng ngày trung tín chiêm ngắm Chúa qua Lời Hằng Sống, trong sự soi sáng của Đức Thánh Linh, dần hồi chúng ta sẽ thấy con người mình biến đổi nên giống Chúa Cứu Thế. Sứ đồ Phao- lơ viết, “Chúng ta ai nấy đều để mặt trần chiêm ngắm vinh quang Chúa như phản chiếu trong gương, sẽ chuyển hĩa nên giống hình ảnh Ngài, càng ngày càng thêm vinh hiển là bởi Chúa Thánh Linh” (2 Cơ-rinh-tơ 3:18). Trong Khải Huyền sứ đồ Giăng được mạc khải tiết lộ rằng trên thiên đàng con dân Chúa luơn luơn sống trong sự hiện diện vinh quang cùng tột của Chúa, khơng cĩ màn che, khơng cịn bĩng đêm ngăn cách, mỗi người được mang danh Chúa khơng chỉ trong danh nghĩa mà trong cả bản chất,”… được thấy mặt Chúa và danh Chúa sẽ ở trên trán mình. Đêm khơng cịn nữa”

(Khải Huyền 22:4). Lúc đĩ cuộc sống trên thiên đàng khơng chỉ là khung cảnh tuyệt đẹp bên ngồi, nhưng cịn là niềm vui thỏa kỳ diệu, trường tồn, bất biến trong linh hồn. Đây cũng là cuộc sống chúng ta cĩ thể kinh nghiệm một phần ngay trong

những ngày sống trên cõi tạm trần gian qua những điều chính Chúa đã cung ứng mà đơi khi

chúng ta khơng vận dụng được vì khơng nhận ra những điều đĩ cĩ liên quan đến cuộc sống thỏa nguyện. Sau khi về trời Chúa Cứu Thế Giê-xu đã ban cho các mơn đệ cịn ở lại trần gian những gì? Đức Thánh Linh, Lời Ngài và

Hội Thánh. Chúng ta cĩ thể nếm

hương vị đầu tiên của cuộc sống trên thiên đàng khi gắn bĩ với Hội Thánh, chuyên cần học hỏi nghiền ngẫm Lời Chúa trong tinh thần nương dựa và hồn tồn tùy thuộc Đức Thánh Linh. Cuộc sống thiên đàng trong sự hiện diện của Chúa cũng từng là kinh nghiệm của vua Đa-vít khi ơng viết, “Chúa sẽ chỉ cho tơi biết con đường sự sống; trước mặt Chúa tràn đầy vui sướng, tại bên hữu Chúa là niềm thỏa nguyện vơ cùng” (Thi thiên 16:11)

Một phần của tài liệu Thong_Cong_226 (Trang 56 - 63)