đồng và kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Thọ Xuân
*Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: trong thành phần rác thải sinh hoạt, thông thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỉ lệ lớn. Loại rác này rất dễ bị phân hủy, lên men bốc mùi hôi thối. Rác thải không được thu gom kịp thời, tồn tại trong không khí lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân sống xung quanh đặc biệt trong tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tap. Ngoài ra, trong các bãi rác thường chứa nhiều loại vi trùng gây bệnh, khi có vật chủ trung gian gây bệnh như: chuột, ruồi, muỗi… chúng sẽ mang mầm bệnh gây hại cho con người. Nếu không có biện pháp kiểm soát đúng quy định, những chất ô nhiễm này có thể góp phần gây nên các bệnh về hen suyễn, bệnh về đường tiêu hóa, dịch hạch, sốt rét, sốt xuất huyết, bệnh tim, làm tổn hại đến hệ thần kinh và đặc biệt là dioxin/furan có khả năng gây ung thư rất cao [7].
* Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội:
Mỗi năm, huyện Thọ Xuân phải chi hàng chục tỷ đồng để thực hiện các hoạt động quản lý CTRSH, bao gồm: thu gom CTRSH tại các nguồn phát sinh; thu gom trên đường phố; trung chuyển và vận chuyển; xử lý (chôn lấp,đốt); quét dọn và vệ sinh đường phố, nơi công cộng; vớt CTR trên sông, các hoạt động tuyên truyền, nâng cấp cải tạo…. Sự gia tăng dân số và sự phổ biến của các đồ dùng một lần đã khiến lượng CTRSH ngày càng tăng, dẫn đến chi phí quản lý cũng tăng theo [1].
Tình trạng ô nhiễm môi trường do CTRSH, đặc biệt là chất thải nhựa tại một số khu đang ngày càng gia tăng [1]. CTRSH chưa được thu gom, xử lý đúng quy định, dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường, gần khu dân cư, nhà hàng, khách sạn… Trong khi ý thức BVMT của người dân và du khách còn hạn chế, thường xuyên xảy ra tình trạng vứt chất
thải, thực phẩm thừa bừa bãi trên các địa điểm du lịch, khu di tích lịch sử, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến tiềm năng khai thác du lịch.
Chi phí khám chữa bệnh cho các bệnh ung thư lên đến con số tỷ đồng. Thêm vào đó, bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường còn ảnh hưởng đến người thân, tạo nên chi phí gián tiếp do nghỉ học, nghỉ làm khi người thân bị ốm. Đa số người dân sau khi nghỉ ốm để điều trị bệnh hoặc có người thân bị ốm thì bị giảm khoảng 20% thu nhập và suy giảm về sức khỏe khoảng 20% so với trước khi bị bệnh. Kéo theo đó, là những ảnh hưởng tâm lý bất ổn, khiến người ta khó có thể tập trung cho công việc và học hành khiến hiệu quả năng suất không cao, thậm chí ở nhiều nghề nghiệp, sự mất an tâm lao động sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, tính mạng.
Môi trường khu vực bị ô nhiễm khiến “gánh nặng bệnh tật” của cộng đồng gia tăng, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của chính những người lao động và cả cộng đồng dân cư sống ở các khu vực lân cận [7].
Mặc dù vậy, huyện Thọ Xuân đã tận dụng tối đa các lợi thế từ hoạt động tái sử dụng, tái chế chất thải và là nguồn động lực tích cực trong phát triển kinh tế nói chung và môi trường nói riêng.
* Ảnh hưởng đến môi trường – cảnh quan - Ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên:
+ Thành phần hữu cơ dễ phân hủy sinh học (thức phẩm thừa, rác vườn...) chiếm tỷ lệ lớn nhất trong thành phần CTRSH của huyện Thọ Xuân với độ ẩm rất cao (70 - 85%), cùng với nhiệt độ cao của nước là nguyên nhân chính gây nên mùi hôi thối, phát sinh nước rỉ rác làm ô nhiễm môi trường (đất, nước mặt, nước ngầm) trên diện rộng từ quá trình thu gom vận chuyển và xử lý CTRSH, đặc biệt là tại các bãi chôn lấp do CTRSH bị phân hủy trong điều kiện kỵ khí và dưới tác dụng của vi sinh vật.
+ Các chất nổi lên bề mặt nước gây mất cảnh quan, đồng thời cản trở sự truyền ánh sáng, gây ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của các loại thực vật nước. CTRSH lơ lửng trong nước, đặc biệt là các loại nhựa, dây buộc… quấn vào chân vịt của tàu thuyền làm cản trở giao thông và là nguyên nhân gây chết các loại thủy hải sản [7].
+ Bên cạnh đó, khi CTRSH bị đổ thải trực tiếp trên mặt đất như tại các bãi rác tự phát, sự phân hủy thành phần hữu cơ trong điều kiện kỵ khí và dưới tác dụng của vi sinh vật sẽ tạo ra các axit hữu cơ làm axit hóa (chua) đất. Ngoài ra, sự tích tụ các kim loại nặng và chất nguy hại trong đất do thấm từ nước rỉ rác vào đất cũng góp phần gây ô nhiễm môi
trường đất [7].
+ Quá trình phân hủy các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học (thực phẩm dư thừa, xác động thực vật…) trong CTRSH sẽ phát sinh mùi khó chịu như: H2S, NO3,CH4, SO2, NO2,… Khí thải từ các lò đốt CTRSH (như CO, khí axit, kim loại, dioxin/furan) cũng có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí nếu không có biện pháp kiểm soát, xử lý khí thải đảm bảo quy định [7].
- Ảnh hưởng đến cảnh quan:
Do đặc tính về kích thước (thô) và bao gồm cả các thành phần khó phân hủy theo thời gian (bền vững trong môi trường tự nhiên) như nhựa, cao su, vải…, tác động dễ nhận biết nhất của CTRSH là ảnh hưởng đến cảnh quan. Có thể dễ dàng tìm thấy rất nhiều hình ảnh về các bãi rác lộ thiên gây mất mỹ quan tại các đô thị, khu dân cư, khu vực công cộng.
2.4.4. Công tác Quản lý Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Thọ Xuân
* Những thành công trong công tác bảo vệ môi trường
- Ban hành các định hướng chiến lược và tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Thọ Xuân.
UBND huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện đảm bảo vệ sinh môi trường như: Kế hoạch số 108/KH-UBND ngày 04/10/2016 về kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU; Đề án số 29/ĐA-UBND ngày 30/3/2017 về thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn huyện Thọ Xuân; Kế hoạch số 68/KH-UBND ngày 25/5/2018 của UBND huyện về việc thực hiện Quyết định 1988/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hoá; Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 15/6/2018 của UBND huyện về việc kiểm tra thực hiện Quyết định 1988/2017/QĐ-UBND và rà soát hiện trạng các bãi chôn lấp rác thải trên địa bàn huyện Thọ Xuân; Công văn số 917/UBND-TNMT ngày 10/7/2018 về việc hướng dẫn chôn lấp rác thải và xử lý nước rỉ rác tại các bãi chôn lấp, bãi chứa rác thải sinh hoạt; Công văn số 1113/UBND-TNMT ngày 14/8/2018 về việc hướng dẫn phân loại rác thải tại nguồn, biện pháp thu gom, xử lý rác thải và Xây dựng kho lưu chứa rác thải nguy hại đồng ruộng, Công văn số 414/UBND-TNMT ngày 21/3/2020 về việc tăng cường chỉ đạo công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện; Công văn số 1079/UBND-TNMT ngày 09/8/2020 của UBND huyện về tăng cường chỉ đạo việc thu gom và xử lý rác thải tại các bãi chôn lấp, lò đốt rác thải trên địa bàn huyện [20].
Công văn số 894/UBND-TNMT ngày 27/4/2021 về tổ chức thu gom, vận chuyển rác thải nguy hại trong sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện; Kế hoạch hành động số 123/KH-UBND ngày 12/7/2021 ứng phó với BĐKH của huyện Thọ Xuân giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch số 175/KH-UBND ngày 25/10/2021 về thực hiện Số: 2590/UBND-TNMT ngày 5 tháng 10 năm 2021 V/v tăng cường chỉ đạo công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện; Công văn số 2218/UBND-TNMT ngày 11/12/2021 về triển khai thực hiện công văn số 8386/STNMT-BVMT hướng dẫn phân loại và áp dụng biện pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ thành phân bón vi sinh; Đề án số 3285/ĐA-UBND ngày 14/12/2021 về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025 gắn với việc thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh [20]....
- Quản lý môi trường thông qua hương ước làng xã.
Quản lý môi trường thông qua hương ước làng xã là công cụ quản lý môi trường hữu hiệu ở nông thôn do thích hợp với cộng đồng tại từng khu vực và dễ hiểu, dễ tiếp thu do gắn với thực tế. Hương ước được cộng đồng lập ra dựa trên các quy ước truyền thống và có hướng dẫn của cơ quan quản lý môi trường. Hiện nay UBND huyện đã hướng dẫn các xã, thị trấn đưa công tác vệ sinh môi trường theo Quyết định 1988 của UBND tỉnh vào hương ước, quy ước của làng, thôn văn hóa; là tiêu chí trong bình xét thi đua cuối năm[20].
Tại các xã, thị trấn đã lồng ghép hướng dẫn các quy định của pháp luật về môi trường vào các chương trình hội nghị. Chỉ đạo đưa nội dung bảo vệ môi trường vào nội quy của cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị xã hội và hương ước của thôn, bản để thực hiện.
- Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về BVMT trên địa bàn huyện Thọ Xuân.
Công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức tới mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn về công tác bảo vệ môi trường như: định kỳ hằng quý, hằng tháng xây dựng kế hoạch triển khai công tác bảo vệ môi trường, kế hoạch triển khai, hưởng ứng trong các dịp lễ, tết, ngày Môi trường Thế giới, ngày làm cho Thế giới sạch hơn, treo băng zôn, khẩu hiệu, tổ chức đợt ra quân VSMT nhằm khuyến khích con người gần gũi với thiên nhiên; chỉ đạo UBND phường, xã và các đơn vị liên quan tổ chức tốt một số hoạt động kỉ niệm, triển khai ra quân hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới 5/6,
ngày làm cho Thế giới sạch hơn, phát động phong trào “Vì môi trường trong sạch, phụ nữ và nhân dân trong huyện không đổ rác, phế thải ra đường, nơi công cộng”; tại các xã, thị trấn; tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” hạn chế sử dụng túi ni lông, nói không với rác thải nhựa trên địa bàn toàn huyện [20]…
UBND huyện đã giao Trung tâm văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông tới mọi tầng lớp nhân dân không vứt rác, đổ rác, chất thải xây dựng ra vỉa hè, đường phố nơi công cộng, vỉa hè cây xanh, phân loại rác thải tại nguồn…
- Xây dựng, triển khai và duy trì các dự án bảo vệ môi trường trong công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Thọ Xuân.
Nhiều mô hình về bảo vệ môi trường có sự tham gia của cộng đồng đem lại hiệu quả như: Hội Cựu chiến binh với các mô hình: ''Hội Cựu Chiến binh với công tác BVMT đồng ruộng'' đã tổ chức hội nghị triển khai với 180 lượt hội nghị chi bộ, với hơn 4.500 lượt hội viên tham gia. Mô hình đoạn đường tự quản với 105 đoạn đường 20].
Đoàn thanh niên với mô hình “Đoàn thanh niên với Đường tranh bích họa” đã tổ chức xây dựng 28 đoạn được gần 2 km đường tranh bích họa tại 16 xã, thị trấn, phong trào ngày thứ 7 tình nguyện, ngày chủ nhật xanh được duy trì hàng tuần với hơn 5.000 lượt người tham gia [20].
Hội Phụ nữ phối hợp với phòng Tài nguyên - MT tổ chức hội thi sân khấu hóa '' Phụ nữ Thọ Xuân với công tác bảo vệ môi trường, đã thành lập và duy trì hoạt động hiệu quả 334 đoạn đường phụ nữ tự quản, 156 tổ thu gom rác thải, 04 hợp tác xã vệ sinh môi trường; xây dựng 05 mô hình “Nhà sạch - Vườn đẹp”, 02 mô hình “Nhà sạch - Vườn mẫu” Thành lập 42 mô hình “Làn nhựa sử dụng thay thế túi nilon”; Mô hình “Thu nhặt ve chai gây quỹ", Chuyển rác thành tiền; Mô hình ủ phân compost tại hộ gia đình”; Ngày chủ nhật xanh; nhóm Mô hình truyền thông về nước sạch vệ sinh môi trường; mô hình "3 sạch" (sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ); Chi hội phụ nữ Xanh - Sạch - Đẹp; Ngõ tự quản về VSMT; Thu gom túi ni lông; CLB “Nhà sạch, đường thoáng” [20].
Về thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt: Ngày 08/9/2016, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 3407/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025; ngày 08/5/2020, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1592/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án xử lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa
đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, quy hoạch Khu liên hợp xử lý chất thải rắn tổng hợp tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân giai đoạn 2020-2025 với quy mô khoảng 25 ha, để xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường, xây dựng, bùn thải phát sinh từ hộ gia đình, từ các KCN, CCN, Làng nghề trên địa bàn huyện Thọ Xuân [17].
* Những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Thọ Xuân
- Luật pháp: Tính thực thi của một số văn bản còn thấp.
Hiện nay, việc áp dụng triển khai một số văn bản pháp luật trong thực tế còn nhiều bất hợp lý dẫn tới hiệu quả thấp do nhận thức, trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, đảng viên, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh... về Luật bảo vệ môi trường còn hạn chế; ý thức chấp hành cũng như trình độ hiểu biết về các quy định về chất thải nguy hại của một bộ phận người dân còn chưa cao.
Trên địa bàn huyện, lượng chất thải sinh hoạt ngày càng tăng trong khi hệ thống cơ sở hạ tầng xử lý CTR sinh hoạt chưa thể đáp ứng yêu cầu thực tế. Tỷ lệ phân loại rác thải tại nguồn và xử lý rác hữu cơ ngay tại vườn hộ chưa cao. Các bãi chôn lấp rác thải tạm thời ở các xã đa số chưa được xử lý theo đúng quy trình hợp vệ sinh [20].
- Cơ cấu tổ chức và nguồn lực bảo vệ môi trường
Hiện nay phòng TN&MT huyện Thọ Xuân có 07 người (Trong đó biên chế của phòng Tài nguyên và Môi trường là án bộ biệt phái. Có 1 trưởng phòng, 1 phó trưởng phòng, 4 chuyên viên và 1 cán bộ hợp đồng) và 61 cán bộ địa chính cấp xã. Trong đó 25 người đúng chuyên ngành quản lý về Tài nguyên và Môi trường. Nhìn chung đội ngũ cán bộ của phòng còn ít so với số đơn vị hành chính của huyện (30 đơn vị hành chính cấp xã) trong khi trình độ chuyên môn không đồng đều nên khó khăn khi giải quyết công việc chuyên môn của 1 huyện lớn [20].
- Công tác kiểm tra, xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt.
Chính quyền cơ sở liên quan đến lĩnh vực quản lý CTRSH chưa được thường xuyên và kịp thời các hành vi xả rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn chủ yếu mới ở hình thức vận động tuyên truyền, thiếu tính răn đe.
+ Nguồn kinh phí đầu tư cho sự nghiệp Bảo vệ môi trường chủ yếu được sử dụng cho công tác tuyên truyền tại một số ngày lễ như Ngày Môi trường thế giới, Giờ Trái đất… Đầu tư cho lĩnh vực thu gom, xử lý rác thải nguy hại vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế; cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại chưa được đầu tư