Bài học cho bản thân sau quá trình thực tập

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 48 - 78)

Tác giả thực tập tốt nghiệp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường Thọ Xuân, thị trấn Thọ Xuân, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa trong thời gian 6 tuần. Tuy chỉ có sáu tuần thực tập ngắn ngủi, nhưng qua quá trình thực tập, nó giúp em tổng hợp và hệ thống hóa lại những kiến thức chuyên ngành đã học. Ngoài ra, em còn được mở rộng tầm nhìn và tiếp thu rất nhiều kiến thức thực tế về Công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung, Công tác quản lý Chất thải rắn sinh hoạt nói riêng. Từ đó, có thêm nhiều kiến thức để có thể quản lý chất thải rắn sinh hoạt ngay tại nơi mình sinh sống.

Nội dung công việc, kế hoạch, trình tự thực hiện, các kết quả đạt được trong đợt thực tập được thể hiện trong Bảng 2.8 như sau:

Bảng 2.8. Quá trình thực tập tại Phòng Tài nguyên và Môi trường Thọ Xuân từ 10/01/2022 đến 13/03/2022

Thờ gian Nội dung Trình tự thực hiện Kết quả đạt được

Tuần 1 Từ 10/1 đến 14/1

- Liên hệ thực tập, tới và gặp anh chị, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường để hiểu rõ nội quy quy định tại Uỷ ban huyện Thọ Xuân. - Chọn đề tài làm báo cáo thực tập tốt nghiệp.

- Nghiên cứu tài liệu tại Phòng Tài nguyên và Môi trường để làm đề cương.

- Đến UBND huyện Thọ Xuân gặp Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường.

- Liên hệ với người hướng dẫn chị Nguyễn Thị Huyền – Chuyên viên môi trường.

- Chốt đề tài với người hướng dẫn làm báo cáo thực thực tập tốt nghiệp.

- Nghiên cứu tài liệu thứ cấp liên quan đến công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Thọ Xuân 4 năm gần đây tại Phòng Tài nguyên và Môi trường. - Nghiên cứu Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.

- Nắm rõ quy định của UBND huyện Thọ Xuân về thời gian làm việc, tác phong làm việc, trang phục khi đi làm tại cơ quan. - Chốt được đề tài báo cáo thực tập: “Thực trạng công tác Quản lý Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Thọ Xuân”.

- Thu thập được tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu để làm đề cương. - Nắm được điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thọ Xuân trong năm 2021.

- Nắm được hiện trạng phát sinh, tình hình thu gom và xử lý CTRSH trên địa bàn huyện Thọ Xuân.

Tuần 2 Từ 17/1 đến 21/1

- Lập đề cương liên quan đến đề tài nghiên cứu.

- Photo các công văn phó chủ tịch ký thành 2 bản và lưu trữ tại Phòng Tài nguyên 1 bản.

- Nghiên cứu tài liệu thứ cấp liên quan đến công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Thọ Xuân 4 năm gần đây tại Phòng Tài nguyên và Môi trường như Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2021, Báo cáo công tác quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường năm 2021; Báo cáo Kết quả thực hiện các chỉ tiêu thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Thọ Xuân…

- Nghiên cứu Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT. - Học sử dụng máy photo, máy in tại Phòng Tài nguyên và Môi trường. - Nghiên cứu các quyết định, công văn để tổng hợp các cơ sở pháp lý liên quan đến công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Thọ Xuân.

- Viết đề cương về đề tài nghiên cứu. - Nộp đề cương nghiên cứu cho người hướng dẫn tại Phòng Tài nguyên và Môi trường.

- Chỉnh sửa đề cương theo người hướng dẫn.

Hoàn thành đề cương đề tài: “Thực trạng công tác Quản lý Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Thọ Xuân”.

Biết cách sử dụng máy photo, máy in.

Tuần 3 Từ 14/2 đến 18/2

- Viết báo cáo thực tập tốt nghiệp.

-Học phần mềm thành lập bản đồ địa chính MicroStation V8i

- Gửi giấy mời đến Công an huyện Thọ Xuân.

- Học phần mềm VIETMAP XM: phần mềm thành lập bản đồ địa chính MicroStation V8i

- Gửi giấy mời đến Công an huyện Thọ Xuân

- Tổng hợp tài liệu để viết hết chương 1 của báo cáo.

- Biết sử dụng phần mềm thành lập bản đồ địa chính MicroStation V8i để xem các loại đất, diện tích đất, hiện trạng quy hoạch… - Hoàn thành Chương 1 của báo cáo.

Tuần 4 Từ 21/2 đến 25/2

- Khảo sát thực tế tại 30 xã trên địa bàn huyện Thọ Xuân.

- Nghiên cứu tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Tham khảo ý kiến chuyên gia Nguyễn Thị Huyền: công tác quản lý Chất thải rắn trên địa bàn huyện Thọ Xuân.

- Kiểm tra hiện trạng môi trường dọc trục đường chính từ TT Thọ Xuân đến TT Lam Sơn (đi qua các xã Thọ Lâm, xã Thọ Diên, Thọ Hải, Xuân Hòa, Xuân Trường,TT Lam Sơn, TT Thọ Xuân) cùng Trưởng phòng Lê Ngọc Quân, chuyên viên môi trường Nguyễn Thị Huyền và chuyên viên Trịnh Phú Hiên trước khi Đoàn Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa về kiểm tra tình hình dự án Quy hoạch khu đô thị Lam Sơn – Sao Vàng.

- Kiểm tra môi trường dự án quy hoạch Khu liên hợp xử lý chất thải rắn tổng hợp tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân cùng Trưởng phòng Lê Ngọc Quân và

- Khảo sát được hiện trạng phát sinh, phân loại thu gom và xử lý CTRSH trên địa bàn huyện Thọ Xuân. - Đánh giá được tác động của CTRSH đối với môi trường cảnh quan, sức khỏe con người và kinh tế - xã hội.

- Viết báo cáo Chương 2 (Hết phần 2.3)

chuyên viên môi trường Nguyễn Thị Huyền.

- Khảo sát hiện trạng môi trường xã Tây Hồ cùng cán bộ Lê Thị Mai.

- Xin ý kiến Trưởng phòng đi khảo sát hiện trạng môi trường, tình hình thu gom xử lý CTRSH các xã còn lại. - Khảo sát tình hình thu gom, xử lý CTRSH trên địa bàn dưới sự đồng ý của Trưởng phòng. (Nếu có nhiều bì rác đặt ở ngoài đường đến lịch thu gom mà chưa có người thu gom gọi điện cho cán bộ xã nhanh chóng thu gom rác trên địa bàn xã).

- Tổng hợp số liệu qua quá trình khảo sát và tham vấn chuyên gia.

- Viết báo cáo Chương 2 Tuần 5

Từ 28/2 đến 4/3

- Gửi giấy mời đến Công an huyện Thọ Xuân.

- Photo các công văn, báo cáo để lưu trữ tại Phòng Tài nguyên môi trường.

- Nộp báo cáo cho người hướng dẫn Nguyễn Thị Huyền kiểm tra và chỉnh sửa.

-Gửi giấy mời đến Công an huyện Thọ Xuân.

- Photo các công văn, báo cáo để lưu trữ tại Phòng Tài nguyên môi trường. - Báo cáo tiến độ thực hiện với người hướng dẫn.

- Nộp báo cáo cho người hướng dẫn. - Chỉnh sửa theo ý kiến của người

Hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp với đề tài:

“Thực trạng Công tác Quản lý Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa”.

hướng dẫn. Tuần 6

Từ 7/3 đến 11/3

- Báo cáo tiến độ với Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường.

- Gửi giấy mời đến Công an huyện Thọ Xuân

- Photo các công văn, báo cáo để lưu trữ tại Phòng Tài nguyên môi trường.

- Lấy giấy mời, các công văn cho Trưởng phòng tại phòng Văn thư.

- Xin chữ ký của người hướng dẫn.

- Xin dấu của đơn vị công tác.

- Báo cáo tiến độ thực hiện với Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường Lê Ngọc Quân.

- Gửi giấy mời đến Công an huyện Thọ Xuân

- Photo các công văn, báo cáo để lưu trữ tại Phòng Tài nguyên môi trường. - Lấy giấy mời, các công văn cho Trưởng phòng tại phòng Văn thư. - Xin chữ ký của người hướng dẫn. - Xin chữ ký và dấu của đơn vị công tác

- Đã gửi giấy mời đến Công an huyện Thọ Xuân. - Bản photo các công văn, báo cáo để lưu trữ tại Phòng Tài nguyên môi trường.

- Báo cáo thực tập “Thực trạng Công tác Quản lý Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa”.

- Phiếu đánh giá quá trình thực tập tốt nghiệp tại cơ sở.

Đánh giá: Qua quá trình thực tập, tác giả nhận thấy trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên thực

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Huyện Thọ Xuân nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng với vùng miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hoá. Huyện Thọ Xuân nằm trong “tứ giác” kinh tế của tỉnh đã và đang trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa – xã hội, giáo dục, quốc phòng an ninh mạnh của cả tỉnh. Cùng với sự gia tăng về dân số, sự phát triển kinh tế xã hội, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao thì lượng CTR sinh hoạt phát sinh ngày càng nhiều, áp lực lên môi trường sống ngày càng cao và đa dạng về số lượng và chủng loại, xuất hiện ngày càng nhiều, khó xử lý. Qua quá trình thực tập tại Phòng Tài nguyên và Môi trường Thọ Xuân, tác giả thu được một số kết quả như sau:

- Thực trạng phát sinh, phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn: Lượng CTR sinh

hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Thọ Xuân năm 2021 khoảng 163,2 tấn/ngày trong đó trong đó, khu vực đô thị là 27,7 tấn/ngày; khu vực nông thôn đồng bằng là 135,5 tấn/ngày. TT Lam Sơn phát sinh nhiều nhất 10.2 tấn/ngày, thứ 2 là TT Sao Vàng 9.4 tấn/ngày, thứ 3 là xã Trường Xuân 8.4 tấn/ngày.

+ CTR sinh hoạt có khối lượng và thành phần khá đa dạng, trong đó CTR sinh hoạt hữu cơ chiếm khoảng 70 -75%, CTR sinh hoạt vô cơ (thủy tinh, kim loại, gốm sứ, gạch, đá…) chiếm 10 - 15%, CTR sinh hoạt có thành phần giấy, nhựa, cao su, gỗ, da chiếm 15- 20% và rác thải nguy hại chiếm từ 1-2%.

+ Công tác phân loại rác thải sinh hoạt bước đầu đã được hình thành trong các khu dân cư, người dân tự phân loại, một phần CTR sinh hoạt có thể tái chế (giấy bìa các tông, kim loại, nhựa) được thu gom, bán cho cơ sở thu mua phế liệu; thức ăn thừa, sản phẩm thừa sau sơ chế rau, củ quả,... được tận dụng cho chăn nuôi, tái chế làm phân compost...

+ Trên địa bàn hiện có 9 công ty, 8 HTX dịch vụ nông nghiệp môi trường, 5 tổ thu gom và 11 hộ gia đình hợp đồng với UBND các xã, thị trấn để thu gom, vận chuyển rác thải.

- Tác động của CTRSH: Chất thải rắn sinh hoạt ảnh hưởng đến nguồn nước cấp,

phát triển kinh tế - xã hội, sinh vật cảnh quan đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe con người phần gây nên các bệnh về hen suyễn, bệnh về đường tiêu hóa, dịch hạch, sốt rét, sốt xuất huyết, bệnh tim, làm tổn hại đến hệ thần kinh và đặc biệt là dioxin/furan có khả năng gây ung thư rất cao.

tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Thọ Xuân đã có những thành công về chính sách, luật pháp, triển khai hoạt động bảo vệ môi trường nhưng vẫn còn những tồn tại, thách thức về cơ cấu quản lý, luật pháp, nguồn lực, công tác thanh tra, kiểm tra, vốn đầu tư cho môi trường và triển khai hoạt động thu gom và xử lý CTRSH.

- Đề xuất một số biện pháp đối với Công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Thọ Xuân: Sau khi đánh giá thực trạng công tác Quản lý Chất thải rắn sinh hoạt trên địa

bàn huyện Thọ Xuân tác giả đưa ra được 5 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Thọ Xuân.

 Giải pháp về chủ trương, cơ chế, chính sách

 Giải pháp về mặt tài chính, đầu tư cho xử lý chất thải rắn sinh hoạt  Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào bảo vệ môi trường  Giải pháp về thanh tra, kiểm tra

+ Giải pháp về tuyên truyền và đào tạo nhằm nâng cao kiến thức, nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân về BVMT.

2. Kiến nghị

Trong quá trình thực hiện đề tài, do tình hình dịch Covid 2019, điều kiện thời gian và kinh phí không cho phép, tác giả mới kế thừa các kết quả nghiên cứu chưa điều tra xã hội học đối với cộng đồng. Nếu có thời gian, kinh phí nghiên cứu thì đề tài sẽ tập trung nghiên cứu sâu thêm một số vấn đề về tình hình phân loại, thu gom và xử lý CTRSH để đề xuất biện pháp cho công tác quản lý giúp cho nghiên cứu có tính thuyết phục và khả thi hơn nữa. Do đó, tác giả mong muốn các giải pháp tác giả đã đề xuất trong đề tài sẽ được thầy ủng hộ, đồng ý và duy trì. Từ đó, góp phần vào công tác quản lý Chất thải rắn trên địa bàn huyện Thọ Xuân.

Ngoài ra, tác giả còn có một số kiến nghị đối với UBND huyện Thọ Xuân như sau: - Từng bước đóng cửa các bãi chôn lấp rác thải hiện nay, tiến tới đóng cửa toàn bộ các bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt; cải tạo, khắc phục tình trạng ô nhiễm và phục hồi môi trường các bãi chôn lấp rác;

- Hoàn thành đưa vào sử dụng các Khu liên hợp xử lý CTR tại xã xã Xuân Phú (huyện Thọ Xuân).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2021), “Thọ Xuân (Thanh Hóa) Người dân chung tay chống rác thải nhựa bảo vệ môi trường”.https://baotainguyenmoitruong.vn/tho-xuan- thanh-hoa-nguoi-dan-chung-tay-chong-rac-thai-nhua-bao-ve-moi-truong-2945.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2022). Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

3. Chính Phủ (2022). Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

4. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thọ Xuân (2021). Tài liệu hướng dẫn phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và nâng cao vai trò, trách nhiệm của phụ nữ trong công tác bảo vệ môi trường.

5. Quốc Hội (2020). Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa (2020). Công văn số 8386/STNMT- BVMT ngày 3 tháng 12 năm 2020 của Sở Tài nguyên và môi trường V/v hướng dẫn phân loại và áp dụng biện pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ thành phân bón vi sinh.

7. Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường. Thư viện trường Đại học Tài nguyên và Môi trường.

8. Ủy ban nhân dân huyện Thọ Xuân (2020). Quy trình Quản lý và kỹ thuật trong phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt.

9. Ủy ban nhân dân huyện Thọ Xuân (2021). Báo cáo số 510/BC-UBND ngày 7 thán 10 năm 2021 Báo cáo kết quả tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2021 trên địa bàn huyện Thọ Xuân.

10. Ủy ban nhân dân huyện Thọ Xuân (2021). Báo cáo số 1609/BC-UBND Tình hình thực hiện triển khai kế hoạch mô hình điểm đổi rác thải nhựa lấy đồ dùng thân thiện với môi trường nhân Ngày môi trường thế giới (5/6) và Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 48 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w