- Ước tính khối lượng CTR sinh hoạt tăng trung bình từ 10-16%/ mỗi năm theo Báo cáo hiện trạng Môi trường quốc gia năm 2017 (lấy trung bình 13%/năm)
- Công thức tính khối lượng rác phát sinh (tấn/ngày) Q = Qo x (K+1) Trong đó: Q - Khối lượng rác phát sinh.
Qo - Khối lượng rác thải phát sinh năm trước. K - Tỷ lệ tăng rác qua các năm.
Bảng 2.7. Dự báo tình hình phát sinh CTRSH của huyện Thọ Xuân từ năm 2022-2025
Dân số cuối năm
Khối lượng
2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Năm 2024 Năm 2025
197.137 163,2 184,4 208,4 235,5 266,1
Năm 2022 Năm 2023 Năm 2024 Năm 2025 0
100 200 300
184 .4 208.4 235.5 266.1
Dự báo tình hình phát sinh CTRSH của huyện Thọ Xuân qua các năm 2021-2025
Dự báo tình hình phát sinh CTRSH của huyệ n Thọ Xuân từ năm 2021- 2025
Linear (Dự báo tình hình phát sinh CTRSH của huyệ n Thọ Xuân từ năm 2021-2025)
tấn/ngày Nguồn
: Báo cáo Kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Thọ Xuân năm 2021 – Phòng Tài nguyên và Môi trường Thọ Xuân.
Hình 2.14. Dự báo tình hình phát sinh CTRSH của huyện Thọ Xuân qua các năm 2021-2025
Đánh giá: Nhìn vào Hình 2.14 ta thấy lượng CTRSH trên địa bàn có xu hướng tăng
nhanh qua các năm. Cùng với sự gia tăng về dân số, sự phát triển kinh tế xã hội, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao thì lượng CTR sinh hoạt phát sinh ngày càng nhiều, áp lực lên môi trường sống ngày càng cao. Đến năm 2025, ước tính chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Thọ Xuân là 266.1 tấn/ngày.
2.4.6. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Quản lý Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
* Giải pháp về chủ trương, cơ chế, chính sách
“Áp dụng các công cụ quản lý để tập trung hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo sự thay đổi mạnh mẽ về phương thức quản lý, chuyển từ bị động sang chủ động phòng ngừa”
- Tổ chức triển khai thực hiện tốt Quyết định số 21/2019/QĐ-UBND ngày 04/7/2019 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định mức giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 10/2020/QĐ-UBND ngày 20/3/2020
của UBND tỉnh ban hành quy định biện pháp thi hành Nghị quyết số 236/2019/NQ- HĐND ngày 12/12/2019 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, giai đoạn 2020-2025.
- Hoàn thiện mạng lưới thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Thọ Xuân.
+ Ban hành quy định giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt sử dụng ngân sách nhà nước, nhằm đảm bảo cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện.
+ Rà soát, đầu tư bổ sung phương tiện, thiết bị phù hợp với hoạt động thu gom, vận chuyển của địa phương như: thùng chứa rác, xe gom rác và các phương tiện, thiết bị chuyên dụng khác.
+ Rà soát, bổ sung các điểm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ vị trí tập kết của các xã về cơ sở xử lý của huyện, các khu dân cư thực hiện quản lý, thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn, tập kết tại nơi quy định của địa phương.
- Hằng năm, giao chỉ tiêu cụ thể về tỷ lệ thu gom, xử lý CTR sinh hoạt cho các xã để triển khai thực hiện.
- Xây dựng cơ chế hỗ trợ thu hút doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng công trình thu gom, xử lý nước thải, rác thải, tái chế, tái sử dụng chất thải nông nghiệp; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động BVMT; hỗ trợ đầu tư cho các dự án, chương trình về công tác BVMT; trọng tâm là kêu gọi nhà đầu tư vào khu xử lý rác thải tập trung tại xã Xuân Phú [20].
- Từng bước đóng cửa các bãi chôn lấp rác thải hiện nay, tiến tới đóng cửa toàn bộ các bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt; cải tạo, khắc phục tình trạng ô nhiễm và phục hồi môi trường các bãi chôn lấp rác.
- Phòng Tài chính Kế hoạch tham mưu phân bổ kinh phí cho các đề án, dự án đầu tư, chương trình bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của huyện và các nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh và trung ương.
- Đưa tiêu chí BVMT gắn với gia đình, đơn vị, khối xóm văn hoá; phát triển các mô hình cộng đồng dân cư tự quản trong hoạt động BVMT.
- Tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác xúc tiến đầu tư cho xử lý CTR sinh hoạt. Xây dựng kế hoạch và ưu tiên phân bổ hợp lý nguồn vốn ngân sách, nguồn vay dài hạn với lãi suất ưu đãi, vốn ODA và các nguồn vốn khác để đầu tư cho công tác thu gom, xử lý CTR sinh hoạt.
- Tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn về đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường và thu gom CTR sinh hoạt; tăng cường nguồn lực tài chính, tranh thủ các nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới, nguồn hỗ trợ xử lý ô nhiễm triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của Chính phủ; vốn vay quỹ môi trường và khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho lĩnh vực này [7].
- Hàng năm, bố trí phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ theo nguyên tắc:
+ Ngân sách nhà nước hỗ trợ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ xây dựng công trình ngoài hàng rào kết nối dự án; hỗ trợ kinh phí đóng cửa các bãi chôn lấp rác thải gây ô nhiễm môi trường;
+ Ngân sách cấp tỉnh bố trí hỗ trợ cho việc xử lý rác tại các địa phương; hỗ trợ phương tiện vận chuyển (xe chuyên dụng) cho một số huyện có phương tiện vận chuyển chưa đảm bảo nhu cầu;
+ Ngân sách cấp huyện, xã và nguồn thu từ giá dịch vụ bố trí đảm bảo công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại cơ sở xử lý của huyện.
+ Mức hỗ trợ: Ngân sách tỉnh 50%, ngân sách huyện 50% để hỗ trợ trợ công trình ngoài hàng rào và hỗ trợ chi phí xử lý chất thải [20].
* Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào bảo vệ môi trường
- Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật về công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; lựa chọn, tổ chức triển khai mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp, hiệu quả và nhân rộng các mô hình hiệu quả trên địa bàn nhất là đối với khu dân cư không tập trung, vùng sâu, vùng xa;
- Tăng cường nghiên cứu, áp dụng công nghệ tiên tiến về tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; các trang thiết bị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt bảo đảm mỹ quan và hiệu quả sử dụng;
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý CTR; các tổ chức, cá nhân có phát sinh lượng chất thải lớn; có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về BVMT.
- Phát huy vai trò giám sát của các tầng lớp nhân dân, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội trong công tác xã hội hóa về bảo vệ môi trường, công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
- Các xã, thị trấn thực hiện việc thu gom, chôn lấp rác tại bãi rác tập trung xã Xuân Phú thường xuyên kiểm tra, đôn đốc đơn vị thu gom thực hiện thu gom, vận chuyển rác về địa điểm theo đúng quy định.
- Đẩy mạnh việc đôn đốc, kiểm tra hiệu quả việc triển khai thực hiện các mô hình thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn, kịp thời sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm để nhân rộng mô hình.
* Giải pháp về tuyên truyền và đào tạo nhằm nâng cao kiến thức, nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân về BVMT
- Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật huyện: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường , nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các ngành, các cấp và tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện.
- Tổ chức thực hiện vận động các doanh nghiệp sản xuất, các trung tâm thương mại siêu thị, chợ, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng bán đồ ăn nhanh, các hộ gia đình…đăng kí tham gia phong trào chống rác thải nhựa; Khuyến khích người tiêu dùng mang túi, bao gói khi mua sắm.
-Tổ chức ra quân tổng dọn vệ sinh môi trường đường làng, ngõ xóm, phát quang cây cối bụi rậm, khơi thông cống rãnh định kỳ 01 lần/tuần; phân công cán bộ thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các thôn thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Tuyên truyền, hướng dẫn các hộ dân phân loại rác thải tại nguồn và xử lý rác hữu cơ ngay tại hộ gia đình để làm phân bón vi sinh (theo hướng dẫn tại Công văn số 2218/UBND-TNMT ngày 11/12/2020 của UBND huyện), nhằm góp phần giảm áp lực cho các bãi chôn lấp rác thải [20].
- Biểu dương, khuyến khích những cách làm hay, sáng tạo tại cơ sở; phát động, đổi mới hình thức, nội dung các phong trào thi đua, cuộc vận động BVMT; nhằm huy động
được tiềm năng, sức sáng tạo, tinh thần tự nguyện tham gia của đoàn viên, hội viên và tầng lớp nhân dân.