Thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về đặt cọc

Một phần của tài liệu BUỔI THẢO LUẬN THỨ tư bảo đảm THỰC HIỆN NGHĨA vụ bộ môn pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Trang 28 - 29)

BLDS 2005 (Điều 358)

1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên

kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.

Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.

2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự

được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Đặt cọc để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự

Việc đặt cọc phải được thành lập văn bản.

BLDS 2015 (Điều 328)

1.Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là

bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết,

thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Đặt cọc để đảm bảo giao kết, thực hiện hợp đồng và cũng không nêu ra là việc đặt cọc phải thành lập văn bản .

- Căn bản là khi xét về nội dung thì chế định đặt cọc trong hai BLDS 2005 và

BLDS 2015 không có sự thay đổi nhiều, có chăng thay đổi là vấn đề việc lập thành văn bản giữa bên đặt cọc và bên nhận cọc thì ở BLDS 2015 không bắt buộc việc đặt cọc phải được lập thành văn bản như BLDS 2005 nữa bởi lẽ khi xét đến thực tiễn đã có Tòa án theo hướng đây là điều kiện có hiệu lực của đặt cọc nên đã vô hiệu thỏa thuận đặt cọc không dược lập thành văn bản nhưng chứng minh được bằng sự thỏa thuận giữa các bên và bằng việc chuyển khoản thực tiễn như trên xảy ra bất cập trước yêu cầu văn bản của BLDS 2005. Trước bất cập như vậy với xu hướng là không đặt nặng hình thức của vấn đề giao dịch đã có sự thay đổi đáng chú ý như vừa nêu trên (dựa theo bình luận khoa học những điểm mới của BLDS 2015)

- Mặt khác BLDS 2015 còn rút gọn đi thuật ngữ hợp đồng dân sự trong

BLDS 2005 thay thế vào đó là thuật ngữ hợp đồng. Điều này chứng tỏ ràng các nhà lập pháp mong muốn mở rộng phạm vi điều chỉnh của chế định đặt cọc đó là không chỉ bó hẹp chỉ trong các loại hợp đồng dân sự mà còn mở rộng ra nhiều loại hợp đồng khác không phải hợp đồng dân sự. Vì thuật ngữ hợp đồng bao hàm rất nhiều loại hợp đồng như thương mại, hợp dồng lao động, v.v… Điều này cũng phù hợp hơn với thực tiễn vì trong nhiều trường hợp hợp đồng đặt

18

cọc giữ các bên không phải là hợp đồng dân sự thì sẽ bị vô hiệu làm mất quyền lợi cũng như lợi ích của các bên tham gia ký kết hợp đồng.

Một phần của tài liệu BUỔI THẢO LUẬN THỨ tư bảo đảm THỰC HIỆN NGHĨA vụ bộ môn pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Trang 28 - 29)