người được bảo lãnh liên đới thực hiện nghĩa vụ cho người có quyền?
- Việc Tòa án địa phương đã theo hướng người bảo lãnh và người được bảo
lãnh liên đới thực hiện nghĩa vụ cho người có quyền được thể hiện ở mục Xét thấy qua đoạn sau đây: "Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 89/2008/DS-ST ngày 30- 7-
2008, Toà án nhân dân huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai quyết định: Chấp nhận yêu cầu của bà Vũ Thị Hồng Nhung, Bà Nguyễn Thị Mát và bà Nguyễn Thị Thắng cùng có nghĩa vụ liên đới chịu trách nhiệm trả cho bà Vũ Thị Hồng Nhung 700.100.000 đồng".
4.8 Hướng liên đới trên có được Tòa giám đốc thẩm chấp nhận không?
- Hướng liên đới trên không được Tòa án chấp nhận.
- Cụ thể ở phần Xét thấy của Quyết định 968/2011/DS-GĐT đã ghi nhận:
“Như vậy, căn cứ vào các tài liệu nêu trên có cơ sở xác định bà Mát là người vay tiền của bà Nhung, còn bà Thắng và ông Ân (Nhơn) chỉ là người bảo lãnh cho bà Mát nên trước trước hết cần xác định bà Mát phải là người thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình đối với bà Nhung; nếu bà Mát không có khả năng thực hiện nghĩa vụ dân sự hoặc chỉ có thể thực hiện được một phần, thì phần không thực hiện được bà Thắng và ông Ân mới phải có trách nhiệm thực hiện thay theo quy định tại Điều 361,363 và điều 365 Bộ luật dân sự”
4.9 Phân biệt thời điểm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh và thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
- Thời điểm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh cam kết bảo lãnh cam kết bảo lãnh,
bên thứ ba cam kết với bên có quyền thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ.
- Thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nghĩa vụ bảo lãnh đến hạn mà bên bảo
lãnh không thực hiện nghĩa vụ bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên bảo lãnh.
4.10 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm liên quan đến vấn đề liên đới nêu trên.
- Theo Điều 338 BLDS 2015 thì nhiều người cùng bảo lãnh thực hiện một
nghĩa vụ thì phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh “Khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập; bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ”.
- Từ đó ta thấy không có quy định về việc, người bảo lãnh và người được
bảo lãnh liên đới với nhau thực hiện nghĩa vụ cho người có quyền.
- Việc Toà án địa phương yêu cầu bên bảo lãnh (bà Thắng, ông Ân) liên đới
với bên được bảo lãnh (bà Mát) cùng thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bà Nhung là không phù hợp với quy định của pháp luật, không bảo đảm được quyền lợi cho người bảo lãnh.
- Toà giám đốc xác định việc Toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm yêu cầu bên
bảo lãnh và bên được bảo lãnh liên đới trả nợ là sai. Toà giám đốc thẩm xác định bà Mát phải là người thực hiện nghĩa vụ với bà Nhung; nếu bà Mát không thực hiện được hoặc chỉ thực hiện được một phần thì bà Thắng, ông Ân mới thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bà Mát là theo đúng luật định, đảm bảo quyền lợi của bên bảo lãnh.
- Việc Toà án địa phương yêu cầu bên bảo lãnh (bà Thắng, ông Ân) liên đới
với bên được bảo lãnh (bà Mát) cùng thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bà Nhung là không phù hợp với quy định của pháp luật, không bảo đảm được quyền lợi cho người bảo lãnh.
4.11 Theo Quyết định, khi nào người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh?
- Theo Quyết định, khi người được bảo lãnh là bà Mát không có khả năng
thực hiện nghĩa vụ dân sự hoặc chỉ có thể thực hiện được một phần, thì phần không thực hiện được người bảo lãnh là bà Thắng và ông Ân mới phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trả nợ thay cho bà Mát.
4.12 Có bản án, quyết định nào theo hướng giải quyết trên về thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh chưa? Nêu rõ bản án, quyết định mà anh/chị biết.
- Theo nhóm, có tồn tại bản án, quyết định theo hướng giải quyết trên về thời
điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Cụ thể là Bản án 16/2018/DS-ST ngày 14/5/2018 của Tòa án nhân dân quận S thành phố Đà Nẵng về tranh chấp hợp đồng vay tài sản.
27
4.13 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm?
- Hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm là phù hợp với quy định của pháp luật. Bởi lẽ, việc lập giấy biên nhận có sự bảo lãnh của ông Ân và bà Thắng đã ngầm hàm chứa nội dung là sẽ thực hiện thay cho bên có nghĩa vụ, như là một căn cứ cho rằng hai ông bà sẽ có trách nhiệm hoàn trả cho bà Nhung thay cho bà Mát trong trường hợp bà Mát không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán của mình.
- Theo PGS.TS Đỗ Văn Đại, nghĩa vụ bảo lãnh sinh ra từ cam kết của người thứ ba nhưng đây là nghĩa vụ mà việc thực hiện “có điều kiện”. Bởi lẽ, BLDS đã quy định người bảo lãnh sẽ thực hiện thay nếu người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đủ và nội dung này cho thấy nghĩa vụ bảo lãnh sinh ra từ cam kết của người bảo lãnh nhưng chưa chắc sẽ phải thực hiện và việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh còn phụ thuộc vào nghĩa vụ được bảo lãnh có được thực hiện đầy đủ hay không.6
- Hướng giải quyết trên thỏa đáng cho người bảo lãnh và người được bảo lãnh. Vì khi giải quyết vụ án ta phải xem xét thực kỹ khả năng thực hiện nghĩa vụ của người được bảo lãnh để tránh việc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ của mình và đẩy trách nhiệm đó cho người bảo lãnh. Việc làm này giúp bảo quyền quyền và lợi ích hợp pháp cho người bảo lãnh.
6 Đỗ Văn Đại, Luật nghĩa vụ dân sự và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự-Bản án và bình luận án, Nxb. CTQG, tr.460.
5 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT:
1. Bộ luật Dân sự 2015 (Luật số 20/2015/L-CTN) ngày 08/12/2015
2. Bản án số 208/2010/DS-PT ngày: 09/03/2010 của Tòa án nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh.
3. Quyết định số 02/2014/QĐ-UBTP ngày 28/02/2014 về việc Tranh chấp hợp
đồng cầm cố quyền sử dụng đất.
4. Quyết định giám đốc thẩm số: 27/2021/DS-GĐT ngày 02/6/2021 về Tranh
chấp hợp đòng tín dụng.
5. Bản án 90/2019/KDTM-PT ngày 16/8/2019 về Tranh chấp hợp đồng tín dụng.
6. Quyết định Giám đốc thẩm số 49/2018/KDTM-GĐT ngày 18/10/201 của
Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh về “V/v tranh chấp đòi lại tiền cọc từ việc hủy hợp đồng mua bán cổ phần”.
7. Án lệ số 25/2018/AL về “Không phải chịu phạt cọc vì lý do khách quan”
được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 17/10/2018 và được công bố theo Quyết định số 269/QĐ-CA ngày 06/11/2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
8. Bản án số 26/2019/DS-PT ngày 11/6/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng
Ninh về Tranh chấp hợp đồng đặt cọc.
9. Quyết định số 02/2013/KDTM-GĐT ngày 08/01/2013 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao về “Vụ án kinh doanh, thương mại tranh chấp về hợp đồng tín dụng”.
10. Quyết định số 968/2011/DS-GĐT ngày 27/12/2011 của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao.