Việc Toà án “không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông P, về việc yêu cầu

Một phần của tài liệu BUỔI THẢO LUẬN THỨ tư bảo đảm THỰC HIỆN NGHĨA vụ bộ môn pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Trang 31 - 33)

25/2018/AL không? Vì sao?

- Việc Tòa án “không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông P, về việc yêu

cầu ông I phải trả số tiền phạt cọc là 450.000.000đ phù hợp với Án lệ số 25/2018/AL. Vì theo thực tế, ông I cũng đã từng nhờ em gái mua được ô tô nhập khẩu từ Mỹ về Việt Nam để sử dụng (có thể dưới dạng quà tặng, quà biếu), nên ông mới đồng ý mua hộ ông P; nhưng hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách quản lý của Nhà nước ở từng thời điểm và hoàn toàn phụ thuộc vào người thân bên Mỹ và Đại lý nhập khẩu. Vì ông I không có xe ô tô để bán và cũng không có dduur điều kiện nhập khẩu xe để bán cho ông P; ông P biết rõ điều này và không có tài liệu, chứng cứ gì chứng minh rằng ông I có khả năng bán xe ô tô cho ông P, nhưng cố tình từ chối thực hiện. Do đó, việc ông I không thực hiện được thỏa thuận là do yếu tố khách quan.

4VẤN ĐỀ 4: BẢO LÃNH.

Tóm tắt Quyết định số 02/2013/KDTM-GĐT ngày 08/01/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về “Vụ án kinh doanh, thương mại tranh chấp về hợp đồng tín dụng”.

- Nguyên đơn: Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương

- Bị đơn: Bà Đỗ Thị Tỉnh - Chủ doanh nghiệp tư nhân Đại Lộc Tân

- Người có quyền và nghĩa vụ liên quan:

+ Ông Trần Văn Miễn

+ Bà Nguyễn Thị Cà

- Nội dung: Ngày 26/9/2006, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương ký hợp

đồng đồng tín dụng cho DNTN Đại Lộc Tân (do bà Đỗ Thị Tỉnh là chủ doanh nghiệp) vay 900.000.000 đồng. Tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của bà Tỉnh (Bên vay vốn) là quyền sử dụng 20.408m2 đất tại xã Thạch Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai do vợ chồng ông Trần Văn Miễn và bà Nguyễn Thị Cà đem thế chấp (Bên thế chấp) cho Quỹ tín dụng Trung ương (Bên nhận thế chấp) bằng Hợp đồng thế chấp. Hợp đồng thế chấp được chứng thực ngày 22/9/2006 và đăng ký giao dịch bảo đảm ngày 25/9/2006. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhận định trong trường hợp xác định Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của người thứ ba giữa các bên có hiệu lực thì phải tuyên theo đúng quy định tại Điều 361 BLDS 2005 (Bảo lãnh). Theo đó, khi chủ DNTN Đại Lộc Tân không trả nợ hoặc không trả đủ thì ông Miễn, bà Cà phải trả thay; nếu ông Miễn, bà Cà không trả nợ hoặc không trả đủ thì mới xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ.

Tóm tắt Quyết định số 968/2011/DS-GĐT ngày 27/12/2011 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao

- Nguyên đơn: Bà Vũ Thị Hồng Nhung

- Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Thắng

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Bà Nguyễn Thị Mát, Ông Nguyễn

Văn Tam

- Nội dung: Bà Nhung cho bà Mát vay 500.000.000 đồng với lãi suất

1,2%/tháng và bà Mát được ông Ân và bà Thắng bảo lãnh. Sau khi vay bà Mát trả được 8 tháng tiền lãi sau đó thì không trả cả gốc lẫn lãi nên bà Nhung yêu cầu bà Mát trả tiền cho mình. Tòa sơ thẩm quyết định bà Mát và bà Thắng cùng liên đới chịu trách nhiệm trả tiền cho bà Nhung nhưng bà Thắng kháng cáo không đồng ý. Toà phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm vì cho rằng quan hệ vay tiền và quan hệ bảo lãnh là hai quan hệ độc lập nên bà Nhung có quyền khởi kiện yêu cầu bà Mát trả tiền hoặc yêu cầu bà Thắng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trả nợ thay. Tại Quyết định giám đốc thẩm hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm cho rằng trước hết cần xác định bà Mát là người thực hiện nghĩa vụ dân sự với bà Nhung. Nếu bà Mát không có khả năng thực hiện nghĩa vụ dân sự hoặc chỉ thực hiện được một phần thì phần không thực hiện được sẽ do bà Thắng và ông Ân có trách nhiệm thực hiện thay.

22

Một phần của tài liệu BUỔI THẢO LUẬN THỨ tư bảo đảm THỰC HIỆN NGHĨA vụ bộ môn pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w