0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Tình hình cán cân thương mại ở Việt Nam năm 2020

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ CHỦ ĐỀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI. LIÊN HỆ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM (Trang 26 -29 )

Năm 2020 là một năm có những thay đổi lớn trong nền kinh tế thế giới, gây nhiều ảnh hưởng cho thương mại quốc tế. Nguyên nhân lớn nhất là sự tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó là sự xung đột thương mại Mỹ - Trung hình thành những biến động phức tạp, đa chiều và khó đoán, biến động về quan hệ kinh tế – chính trị giữa các nền kinh tế lớn. Các nền kinh tế lớn đối mặt với tình trạng suy thoái sâu, tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua.

Năm 2020 là năm kết thúc giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong 5 năm 2016-2020, nước ta đã cố gắng hoàn thành mục tiêu theo kế hoạch. Tuy nhiên sự xuất hiện của bệnh dịch Covid-19 xuất hiện bất ngờ vào đầu năm 2020 đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế của nước ta, trong đó tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Để phòng tránh bệnh dịch, nhà nước đã thực hiện các biện pháp đóng cửa biên giới, hạn chế xuất nhập khẩu theo cả đường bộ, đường hàng không, đường thủy. Những biến động, khó khăn đó đã khiến các nước có xu hướng sử dụng sản phẩm nội địa thay cho sản phẩm nhập khẩu. Bởi đó nhiều nước đã sử dụng biện pháp bảo hộ thương mại, tăng cường bảo hộ sản phẩm nội địa, đặc biệt đối với Việt Nam là các mặt hàng nông sản, thủy sản.

Tuy nhiên, với sự khéo léo và lối đi đúng đắn của Chính phủ với mục tiêu “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn duy trì và đứng vững trong sự đứt gãy của thương mại quốc tế trên toàn cầu từ đó tạo lực kéo quan trọng cho cả nền kinh tế. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu giảm sút, nền kinh tế thế giới có nhiều rủi ro, xuất khẩu của các nước trong khu vực và trên toàn thế giới đều giảm so với năm trước bởi tình hình dịch bệnh diễn ra liên miên, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khả quan trong năm 2020.

Năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước tính đạt 543,9 tỷ USD (tương đương tăng 5,1%) so với năm trước. Trong đó kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 262,4 tỷ USD (tương đương tăng 3,6%); kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 281,5 tỷ USD (tương

26 đương tăng 6,5%). Cán cân thương mại hàng hóa năm 2020 ước tính xuất siêu 19,1 tỷ USD, giá trị xuất siêu lớn nhất từ trước đến nay.

Kim ngạch xuất khẩu tính đến hết năm 2020 ước tính đạt 281,5 tỷ USD (tăng 6,5% so với năm 2019). Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 78,2 tỷ USD (giảm 1,1%), chiếm 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 203,3 tỷ USD (tăng 9,7%), chiếm 72,2%.

Biểu đồ 1 - Trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng lớn lũy kế từ từ 01/01/2020 đến 15/12/2020 và cùng kỳ năm 2019

Với 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó, 24 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD, 9 mặt hàng có kim ngạch trên 5 tỷ USD và 6 mặt hàng có kim ngạch trên 10 tỷ USD; đã giúp tình hình xuất khẩu của Việt Nam dù dang trong tình hình dịch bênh phức tạp nhưng vẫn có bước phát triển tốt. Mặt hàng đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, tính đến hết năm 2020 là điện thoại và linh kiện với giá trị xuất khẩu lớn nhất đạt 50,9 tỷ USD (chiếm 18,1% tổng kim ngạch xuất khẩu). Mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện đạt 44,7 tỷ USD (tăng 24,4%). Trong những năm trở lại đây, sự chi phối của nhóm mặt hàng điện tử, linh kiện, điện thoại đã góp phần rất lớn vào tăng tổng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu, năm 2020 ước tính đạt gần 96 tỷ USD (tăng 7 tỷ USD so với năm 2019), chiếm tới 33,9% tổng kim ngạch xuất khẩu

27 năm 2020. Bên cạnh đó xuất khẩu về hàng dệt may, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác cũng khá phát triển, góp phần lớn trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu năm 2020.

Biểu đồ 2 - Trị giá nhập khẩu của một số nhóm hàng lớn lũy kế từ 01/01/2020 đến 15/12/2020 và cùng kỳ năm 2019

Kim ngạch nhập khẩu tính đến hết năm 2020 đạt 262,4 tỷ USD (tăng 3,6% so với năm 2019). Mặt hàng tập trung chủ yếu gồm máy vi tính, sản phẩm kinh kiện điện tử; máy móc thiết bị, điện thoại và các nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất, xuất khẩu khác. Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt 245,6 tỷ USD (tăng 4,1% so với năm 2019), chiếm tỷ trọng 93,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó là sự tăng mạnh về nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận tải, phụ tùng tăng mạnh (tăng 16,3%). Từ đó cho thấy sự phục hồi manh mẽ của nên kinh tế trong khâu sản xuất mặc dù nhập khẩu tiêu dùng đã giảm so với năm 2019.

Từ 2016 đến nay, cán cân thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa liên tục thặng dư với mức xuất siêu năm sau cao hơn năm trước. Năm 2016, xuất siêu hàng hóa của nước ta đạt 1,6 tỷ USD; năm 2017 đạt 1,9 tỷ USD; năm 2018 tăng lên 6,5 tỷ USD; năm 2019 đạt 10,9 tỷ USD và năm 2020 ước tính đạt 19,1 tỷ USD.

28 Năm 2020 là một năm đầy khó khăn với ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 tới toàn bộ xã hội, kinh tế trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên tình hình chung tổng kết năm 2020, nhưng thành tích xuất siêu không những được giữ vững mà còn có thể lập nên kỷ lục mới. Mặc dù chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ sự suy giảm của kim ngạch nhập khẩu đến mức xuất siêu kỷ lục năm 2020, nhưng trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh diễn biến phức tạp, xuất khẩu vẫn là điểm sáng và tạo nên tiền đề quan trọng, bàn đạp vững chắc để thúc đẩy nền kinh tế vững bước vào năm 2021

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ CHỦ ĐỀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI. LIÊN HỆ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM (Trang 26 -29 )

×