- Tăng thu ngân sách Nhà nước:
Tăng thu từ nguồn thuế: hoàn thiện, điều chỉnh hệ thống pháp luật về thuế để tránh kẽ hở, lợi dụng tốn thuế. Hoàn chỉnh bộ máy thu nộp để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nộp thuế của người dân cũng như doanh nghiệp. Nâng cao tinh thần trách nhiệm và nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên ngành Thuế. Đơn giản hóa thủ tục nộp thuế triển khai các phương án nộp thuế điện tử để người dẫn dễ dàng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Đồng thời xử lý nghiêm những đối tượng nộp thuế chậm hoặc trốn thuế..
- Tăng thu từ các hoạt động kinh tế của Nhà nước: tăng cường công tác quản lý từ nguồn thu như cho thuê đất, bán tài nguyên…
32 - Tăng thu từ vay nợ :
Vay nợ trong nước và vay nợ nước ngoài: Việc vay nợ nước ngoài quá nhiều sẽ kéo theo vấn đề phục thuộc nước ngoài cả về kinh tế lẫn chính trị và còn làm giảm dự trữ ngoại hối khi trả nợ, làm cạn dự trữ quốc gia sẽ dẫn đến khủng hoảng tỷ giá. Còn vay nợ trong nước sẽ làm tăng lãi suất và vòng nợ – trả lãi- bội chi sẽ làm tăng mạnh các khoản nợ công chúng và kéo theo gánh nặng chi trả của NSNN cho các thời kỳ sau.
Vay nợ cũng là một trong các biện pháp để giải quyết bội chi ngân sách nhà nước. Việc sử dụng khoản vay nhằm chỉ để cho đầu tư phát triển như: đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội không có khả năng thu hồi vốn do trung ương quản lý, đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước, chi bổ sung dự trữ nhà nước và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện chi hợp lý:
Kiểm soát tốt các hoạt động chi của Chính phủ, đặc biệt là chi thường xuyên thông qua việc thiết lập hệ thống chi tiêu và bộ máy giám sát chặt chẽ hơn. Rà soát lại các nội dung chi thường xuyên hơn theo hướng cắt giảm những nội dung chi không quá cần thiết, tránh lãng phí. Cần cắt giảm theo tỷ lệ cố định, nâng cao ý thức sử dụng tiết kiệm trong từng cán bộ và công nhân viên chức.
Khoản chi cho đầu tư công cần thực hiện chặt chẽ theo đúng chương trình mục tiêu trung và dài hạn, tránh đầu tư dàn trải, xin cho. Tăng cường rà soát xử lý các dự án đầu tư hiệu quả thấp không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế hoặc trùng lặp, chồng chéo.
Nâng cao giải pháp quản lý tài chính. 3.3.2 Đề xuất cải thiện cán cân thương mại:
- Hạn chế và giảm nhập siêu bằng cách cơ bản nhất là điều chỉnh mô hình tăng trưởng kinh tế từ trạng thái chủ yếu dựa vào vốn đầu tư, khai thác tài nguyên và chưa tận dụng nguồn lao động mới, chỉ sử dụng lao động giá rẻ sang việc áp dụng khoa học công nghệ, tận dụng tối đa nguồn lao động và nâng dần năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm công nghiệp; từ chủ yếu là công nghiệp gia
33 công lắp ráp sang đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế tạo, chế biến, công nghiệp phụ trợ; từ việc chỉ xuất khẩu tài nguyên, nguyên liệu, sản phẩm tho sang tăng tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm chế tạo chế biến.
- Điều chỉnh chiến lượng ngoại thương theo hướng tập trung các nguồn lực sẵn có của quốc gia để phát triển các ngành công nghiệp đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu. Cho phép khai thác hiệu quả tài nguyên, lao động, giảm nhập siêu tăng thu ngoại tệ. Tuy nhiên cần có chính sách tỷ giá phù hợp, duy trì giá tương đối của các yếu tố sản xuất và trợ giúp của chính phủ với các doanh nghiệp xuất khẩu.
- Có chính sách giá phù hợp, có cạnh tranh để hạn chế tình trạng nhập siêu, đẩy mạnh chiến lược “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” để thúc đẩy bán các sản phẩm trong nước.
34
KẾT LUẬN
Như vậy bài nghiên cứu đã góp phần bổ sung thêm các bằng chứng thực nghiệm về mói quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại . Bài nghiên cứu cho thấy thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại có mối quan hệ cùng chiều với nhau. Kết quả này ủng hộ trường phái thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại có mối quan hệ với nhau và đóng góp vào việc phân tích các giải pháp giảm thâm hụt thương mại, cải thiện cán cân thương mại đó chính là phải tiến hành giải pháp thay đổi tình trạng xuất nhập khẩu hiện nay. Với những đề xuất về giải pháp giảm thâm hụt ngân sách nêu trên, nhóm tác giả hy vọng các nhà hoạch định chính sách có những quyết định hợp lý để có thể hạn chế thâm hụt ngân sách ảnh hưởng đến cán cân thương mại mang lại hiệu quả cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bảng số liệu thống kê: SỐ LIỆU TỔNG HỢP NĂM XN (%GDP) GDPD THNS (%GDP) GE (%GDP) REER 2000 -0.014 0.067 -0.047 -0.096 98.38 2001 -0.015 0.062 -0.046 -0.104 99.17 2002 -0.036 0.063 -0.045 -0.115 103.13 2003 -0.057 0.069 -0.049 -0.144 103.18 2004 -0.058 0.075 -0.0485 -0.145 107.71 2005 -0.043 0.076 -0.0486 -0.165 108.29 2006 -0.048 0.070 -0.05 -0.181 107.48 2007 -0.126 0.071 -0.0564 -0.209 108.30 2008 -0.153 0.057 -0.0458 -0.235 122.97 2009 -0.108 0.054 -0.069 -0.277 106.88 2010 -0.109 0.064 -0.055 -0.270 109.19 2011 -0.087 0.062 -0.044 -0.317 118.58 2012 0.006 0.053 -0.0536 -0.374 109.21 2013 0.000 0.054 -0.066 -0.384 106.60
36 2014 0.019 0.060 -0.0633 -0.373 104.09 2015 -0.029 0.067 -0.0628 -0.399 100.63 2016 0.013 0.062 -0.0552 -0.417 102.66 2017 0.015 0.068 -0.035 -0.426 103.53 2018 0.044 0.070 -0.037 -0.436 103.54 2019 0.067 0.070 -0.036 -0.437 102.79 2020 0.120 0.029 -0.0605 -0.464 103.23
Nguồn tài liệu tham khảo từ
Tổng cục thống kê: https://www.gso.gov.vn/ Bộ tài chính: https://ckns.mof.gov.vn/
Bộ công thương: https://moit.gov.vn/ Ngân hàng ADB (Số liệu GDP)
Báo điện tử VnEconomy: https://vneconomy.vn/viet-nam-bat-ngo-tham-hut-thuong-mai- 883-trieu-usd-nua-dau-thang-12.htm