Kết quả thực hiện thu NSNN năm 2020

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN Môn Tài chính quốc tế Chủ đề Phân tích mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và cán cân thương mại. Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam (Trang 29)

So với dự thu NSNN là 1.539 nghìn tỷ đồng thì kết quả thực hiện được thu NSNN năm 2020 giảm 31,2 nghìn tỷ đồng (đạt 1507,8 nghìn tỷ đồng); giảm 2,01% so với dự toán và giảm 2,79% so với thực hiện năm 2019. Tỷ lệ động viên thu NSNN đạt 24% GDP, riêng động viên từ thuế và phí đạt 19,1%GDP; trong đó:

Thu nội địa: dự toán thu là 1290,77 nghìn tỷ đồng, thực hiện đạt 1290,9 nghìn tỷ đồng, vượt 117 tỷ đồng (tăng 1,3% so thực hiện năm 2019). Do ảnh hưởng của đại dịch Covid- 19 đến nền kinh tế, đặc biệt là đối với các lĩnh vực xuất nhập khẩu, vận tải hàng không, sản xuất ô tô, điện tử, dệt may, da giày, kinh doanh dịch vụ du lịch, ăn uống, lưu trú,... làm giảm nguồn thu NSNN. Bên cạnh đó là việc thực hiện giải pháp miễn, giảm, giãn thuế và các khoản thu NSNN nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, người dân. Vì vậy, các khoản thu nội địa còn lại chỉ có 40% đạt và vượt dự toán, 60% còn lại không đạt dự toán.

Thu từ dầu thô: dự toán thu là 35,2 nghìn tỷ đồng, thực hiện đạt 34,6 nghìn tỷ đồng, giảm 602 tỷ đồng (giảm 1,7% so dự toán).

29  Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu: dự toán thu là 208 nghìn tỷ đồng; thực hiện đạt 177,5 nghìn tỷ đồng, giảm 30,5 nghìn tỷ đồng (giảm 14,6% so với dự toán).

Thu viện trợ: dự toán thu là 5 nghìn tỷ đồng, thực hiện đạt 4,8 nghìn tỷ đồng, giảm 251 tỷ đồng (giảm 5% so dự toán).

Việc thu ngân sách không đảm bảo tiến độ dự toán là phù hợp với chu kỳ kinh tế, đồng thời là một cơ chế chính sách tự động thuận chu kỳ (không đặt thêm gánh nặng lên nền kinh tế đang khó khăn, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân ứng phó với đại dịch COVID-19). Tính đến ngày 31/12/2020, đã có khoảng 123,6 nghìn tỷ đồng tiền thuế, thuê đất, phí và lệ phí được gia hạn, hoặc miễn, giảm.

Chi NSNN 2020 ước tính đạt 1.781,4 nghìn tỷ đồng, bằng 82,8% so với dự toán trình Quốc hội. Điểm sáng trong điều hành là tiến độ giải ngân vốn đầu tư công tốt hơn so năm trước. Chi đầu tư ước tính chi đàu tư phát triẻn đạt 82,8% dự toán. Bội chi NSNN được kiểm soát chặt chẽ trong phạm vi Quốc hội cho phép, tương ứng khoảng 3,93%GDP ước thự c hie ̣n. Mặc dù Chính phủ đang cố gắng tăng đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước khó khăn nhưng không nên kỳ vọng quá nhiều vào đầu tư công trong năm sau vì thực trạng thâm hụt ngân sách của Việt Nam diễn ra liên tục trong nhiều năm qua và năm nay có thể thâm hụt nhiều hơn nữa.

Tính đến hết ngày 30/12/2020, Chính phủ đã chi khoảng 18,1 nghìn tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch COVID 19 và hỗ trợ cho gần 13 triệu người dân; đồng thời đã đề xuất cấp 36,6 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để cứu trợ, cứu đói cho nhân dân miền Trung, khắc phục hậu quả thiên tai bão lũ.

Tóm lại, nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh và triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp chính sách góp phần thúc đẩy đà phục hồi của nền kinh tế, thu NSNN năm 2020 mặc dù không đạt dự toán đề ra (giảm 31,2 nghìn tỷ đồng so dự toán), nhưng cao hơn nhiều so với đánh giá báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 khóa XIV (tháng 10, 11/2020), Chính phủ đã trình Quốc hội báo cáo đánh giá thực hiện nhiệm vụ ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2020 (tăng 158 nghìn tỷ đồng); dự toán là thu NSNN chỉ đat 1349,85 nghìn tỷ đồng.

30 3.2.2. Kết quả thực hiện chi NSNN năm 2020.

Dự toán chi NSNN là 1773,76 nghìn tỷ đồng, thực hiện cả năm đạt 1787,95 nghìn tỷ đồng, tăng 14,18 nghìn tỷ đồng (tương đương tăng 0,8% so với dự toán). Trong đó:

Chi đầu tư phát triển: dự toán chi là 497,26 nghìn tỷ đồng; thực hiện (bao gồm số được chuyển nguồn sang năm 2021) đạt 550 nghìn tỷ đồng, vượt 52,8 nghìn tỷ đồng (tăng 10,6% so dự toán), do được bổ sung từ dự phòng ngân sách các cấp và nguồn vượt thu tiền sử dụng đất của ngân sách địa phương.

Chi trả nợ lãi: dự toán chi là 118,19 nghìn tỷ đồng; thực hiện đạt 107,3 nghìn tỷ đồng, giảm 10,9 nghìn tỷ đồng (tương đương 9,2% so dự toán). Giảm chủ yếu là từ chi trả nowjlaix của ngân sách trung ương (dư trái phiếu Chính phủ và lãi suất bình quân phải trả trong năm 2020 thấp hơn mức xây dựng dự toán). Bên cạnh đó trong năm đã đàm phán thành công với Ngân hàng thế giới để giãn thời điểm trả nợ lãi nhanh một số khoản vay IDA.

Chi thường xuyên: Dự toán chi là 1.056,49 nghìn tỷ đồng; thực hiện đạt 1.072,07 nghìn tỷ đồng, tăng 15,6 nghìn tỷ đồng (tăng 1,5% so với dự toán)

Việc điều hành chi thường xuyên năm 2020 được thực hiện chủ động, đảm bảo chặt chẽ, đúng chính sách, chế độ; tăng cường kỷ luật tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN. Từ cơ quant rung ương đến địa phương đều đưa ra các biện pháp giảm chi phí một cách triệt để với các khoản kinh phí không thực sự cần thiết. Bên cạnh đó nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN và tài sản công; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán việc sử dụng kinh phí ngân sách và tài sản công một cách hợp lý.

3.2.3. Kết quả cân đối ngân sách nhà nước năm 2020

Năm 2020, dự toán bội chi NSNN từ Quốc hội quyết định đầu năm là 234,8 nghìn tỷ đồng, bằng 3,44% GDP. Với kết quả thu, chi NSNN năm 2020 nêu trên, bội chi NSNN là 251,35 nghìn tỷ đồng, bằng 3,99%GDP thực hiện (trong đó bội chi NSTW chỉ tăng 20,9% mức tăng Quốc hội cho phép).

31 Đến hết ngày 31/12/2020, dư nợ công bằng khoảng 55,3%GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 49,1%GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 47,3%GDP, trong phạm vi Quốc hội cho phép.

Năm 2020 không nằm ngoài dự đoán là việc thâm hụt, bội chi ngân sách nhà nước. Tuy nhiên việc xuất hiện bất ngờ của đại dịch Covid – 19 đã khiến cho tình hình nền kinh tế của Việt Nam suy giảm, việc thu từ ngân sách trung ương tới ngân sách địa phương, thu từ tổ chức doanh nghiệp đến cá nhân đều có xu hưởng giảm mạnh. Đồng thời cũng phải đẩy mạnh chi ngân sách nhà nước để hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp đến nhân dân cùng nhau vượt qua dịch bệnh trong thời gian hạn chế hoạt động kinh doanh sản xuất cũng như thời điểm nóng nhất là cách ly toàn xã hội, dừng hoàn toàn các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên với sự chỉ đạo quyết liệt từ các tầng lớp lãnh đạo, hướng đi đúng đắn nhằm đối phó sự suy giảm kinh tế thì tình hình bội chi NSNN vẫn trong sự kiểm soát của chính phủ.

3.3. Giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại.

Theo kết quả tính toán tại chương 2 có thể thấy rằng thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại có mối quan hệ trong dài hạn nhưng trong ngắn hạn lại độc lập với nhau. Kết quả này ủng hộ trường phái thâm hụt tài khóa và thâm hụt thương mại có mối quan hệ với nhau và đóng góp vào việc phân tích các giải pháp giảm thâm hụt thương mại.

3.3.1 Một số đề xuất cải thiện thâm hụt ngân sách nhà nước như sau: - Tăng thu ngân sách Nhà nước: - Tăng thu ngân sách Nhà nước:

Tăng thu từ nguồn thuế: hoàn thiện, điều chỉnh hệ thống pháp luật về thuế để tránh kẽ hở, lợi dụng tốn thuế. Hoàn chỉnh bộ máy thu nộp để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nộp thuế của người dân cũng như doanh nghiệp. Nâng cao tinh thần trách nhiệm và nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên ngành Thuế. Đơn giản hóa thủ tục nộp thuế triển khai các phương án nộp thuế điện tử để người dẫn dễ dàng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Đồng thời xử lý nghiêm những đối tượng nộp thuế chậm hoặc trốn thuế..

- Tăng thu từ các hoạt động kinh tế của Nhà nước: tăng cường công tác quản lý từ nguồn thu như cho thuê đất, bán tài nguyên…

32 - Tăng thu từ vay nợ :

Vay nợ trong nước và vay nợ nước ngoài: Việc vay nợ nước ngoài quá nhiều sẽ kéo theo vấn đề phục thuộc nước ngoài cả về kinh tế lẫn chính trị và còn làm giảm dự trữ ngoại hối khi trả nợ, làm cạn dự trữ quốc gia sẽ dẫn đến khủng hoảng tỷ giá. Còn vay nợ trong nước sẽ làm tăng lãi suất và vòng nợ – trả lãi- bội chi sẽ làm tăng mạnh các khoản nợ công chúng và kéo theo gánh nặng chi trả của NSNN cho các thời kỳ sau.

Vay nợ cũng là một trong các biện pháp để giải quyết bội chi ngân sách nhà nước. Việc sử dụng khoản vay nhằm chỉ để cho đầu tư phát triển như: đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội không có khả năng thu hồi vốn do trung ương quản lý, đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước, chi bổ sung dự trữ nhà nước và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện chi hợp lý:

Kiểm soát tốt các hoạt động chi của Chính phủ, đặc biệt là chi thường xuyên thông qua việc thiết lập hệ thống chi tiêu và bộ máy giám sát chặt chẽ hơn. Rà soát lại các nội dung chi thường xuyên hơn theo hướng cắt giảm những nội dung chi không quá cần thiết, tránh lãng phí. Cần cắt giảm theo tỷ lệ cố định, nâng cao ý thức sử dụng tiết kiệm trong từng cán bộ và công nhân viên chức.

Khoản chi cho đầu tư công cần thực hiện chặt chẽ theo đúng chương trình mục tiêu trung và dài hạn, tránh đầu tư dàn trải, xin cho. Tăng cường rà soát xử lý các dự án đầu tư hiệu quả thấp không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế hoặc trùng lặp, chồng chéo.

Nâng cao giải pháp quản lý tài chính. 3.3.2 Đề xuất cải thiện cán cân thương mại:

- Hạn chế và giảm nhập siêu bằng cách cơ bản nhất là điều chỉnh mô hình tăng trưởng kinh tế từ trạng thái chủ yếu dựa vào vốn đầu tư, khai thác tài nguyên và chưa tận dụng nguồn lao động mới, chỉ sử dụng lao động giá rẻ sang việc áp dụng khoa học công nghệ, tận dụng tối đa nguồn lao động và nâng dần năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm công nghiệp; từ chủ yếu là công nghiệp gia

33 công lắp ráp sang đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế tạo, chế biến, công nghiệp phụ trợ; từ việc chỉ xuất khẩu tài nguyên, nguyên liệu, sản phẩm tho sang tăng tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm chế tạo chế biến.

- Điều chỉnh chiến lượng ngoại thương theo hướng tập trung các nguồn lực sẵn có của quốc gia để phát triển các ngành công nghiệp đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu. Cho phép khai thác hiệu quả tài nguyên, lao động, giảm nhập siêu tăng thu ngoại tệ. Tuy nhiên cần có chính sách tỷ giá phù hợp, duy trì giá tương đối của các yếu tố sản xuất và trợ giúp của chính phủ với các doanh nghiệp xuất khẩu.

- Có chính sách giá phù hợp, có cạnh tranh để hạn chế tình trạng nhập siêu, đẩy mạnh chiến lược “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” để thúc đẩy bán các sản phẩm trong nước.

34

KẾT LUẬN

Như vậy bài nghiên cứu đã góp phần bổ sung thêm các bằng chứng thực nghiệm về mói quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại . Bài nghiên cứu cho thấy thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại có mối quan hệ cùng chiều với nhau. Kết quả này ủng hộ trường phái thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại có mối quan hệ với nhau và đóng góp vào việc phân tích các giải pháp giảm thâm hụt thương mại, cải thiện cán cân thương mại đó chính là phải tiến hành giải pháp thay đổi tình trạng xuất nhập khẩu hiện nay. Với những đề xuất về giải pháp giảm thâm hụt ngân sách nêu trên, nhóm tác giả hy vọng các nhà hoạch định chính sách có những quyết định hợp lý để có thể hạn chế thâm hụt ngân sách ảnh hưởng đến cán cân thương mại mang lại hiệu quả cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

35

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bảng số liệu thống kê: SỐ LIỆU TỔNG HỢP NĂM XN (%GDP) GDPD THNS (%GDP) GE (%GDP) REER 2000 -0.014 0.067 -0.047 -0.096 98.38 2001 -0.015 0.062 -0.046 -0.104 99.17 2002 -0.036 0.063 -0.045 -0.115 103.13 2003 -0.057 0.069 -0.049 -0.144 103.18 2004 -0.058 0.075 -0.0485 -0.145 107.71 2005 -0.043 0.076 -0.0486 -0.165 108.29 2006 -0.048 0.070 -0.05 -0.181 107.48 2007 -0.126 0.071 -0.0564 -0.209 108.30 2008 -0.153 0.057 -0.0458 -0.235 122.97 2009 -0.108 0.054 -0.069 -0.277 106.88 2010 -0.109 0.064 -0.055 -0.270 109.19 2011 -0.087 0.062 -0.044 -0.317 118.58 2012 0.006 0.053 -0.0536 -0.374 109.21 2013 0.000 0.054 -0.066 -0.384 106.60

36 2014 0.019 0.060 -0.0633 -0.373 104.09 2015 -0.029 0.067 -0.0628 -0.399 100.63 2016 0.013 0.062 -0.0552 -0.417 102.66 2017 0.015 0.068 -0.035 -0.426 103.53 2018 0.044 0.070 -0.037 -0.436 103.54 2019 0.067 0.070 -0.036 -0.437 102.79 2020 0.120 0.029 -0.0605 -0.464 103.23

Nguồn tài liệu tham khảo từ

Tổng cục thống kê: https://www.gso.gov.vn/ Bộ tài chính: https://ckns.mof.gov.vn/

Bộ công thương: https://moit.gov.vn/ Ngân hàng ADB (Số liệu GDP)

Báo điện tử VnEconomy: https://vneconomy.vn/viet-nam-bat-ngo-tham-hut-thuong-mai- 883-trieu-usd-nua-dau-thang-12.htm

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN Môn Tài chính quốc tế Chủ đề Phân tích mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và cán cân thương mại. Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)