Việc phát nguyện cầu sanh về Cực Lạc rất hệ trọng
đối với người tu theo Pháp Môn Tịnh Độ, nó ví như
cái bánh lái của chiếc thuyền, giúp thuyền không bị
lạc hướng tiến thẳng tới mục tiêu. Về Cực Lạc ta chỉ
cần tu một đời là thành Phật vì không còn luân hồi sanh tử nữa.Trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật, đức Phật Thích Ca đã tuyên phán rằng: “Bởi vậy mà Ta, Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn, hôm nay trân trọng xác quyết rằng “VÃNG SANH ĐỒNG Ý NGHĨA VỚI THÀNH PHẬT, và VÃNG SANH tức là THÀNH PHẬT”. Chính vì vậy, nên đức Thích Ca đã từ bi ân cần BA lần khuyên bảo ta NÊN PHÁT NGUYỆN CẦU SANH VỀ CỰC LẠC như trong Kinh A Di
Khéo đem phương tiện lợi quần sanh, Hay lấy trần lao làm Phật sự.
Con nguyện như thế Phật chứng tri, Kết cuộc về sau được thành tựu. (Tổ Thiện Đạo, Niệm Phật Thập Yếu) NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT (lạy 3 lạy) j) Hồi hướng: Quỳ xuống, chấp tay trước ngực đọc: Nguyện đem công đức Lạy sám hối, niệm Phật, tụng kinh… hồi hướng về cõi Cực Lạc, trước
để trang nghiêm cõi Cực lạc, sau cầu tiêu trừ
nghiệp chướng của con, cầu an cho pháp giới chúng sanh, cầu siêu độ tất cả chúng sanh, để
cầu siêu độ cho các oan gia trái chủ nhiều đời của con, để cầu siêu độ cho cửu huyền thất tổ
của con, để cầu cho con được vãng sanh Cực Lạc và thường được đức A Di Đà, đức Quán Thế Âm, đức Đại Thế Chí khuyên dạy răn nhắc tu hành để con khỏi lạc vào đường tà Nam Mô A Di Đà Phật (1 xá)
Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát (1 xá) Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát (1 xá)
VĂN PHÁT NGUYỆN
Đệ tử chúng con, hiện là phàm phu trong vòng sanh tử, tội chướng sâu nặng, luân chuyển sáu
đường, khổ không nói được. Nay gặp tri thức nghe được danh hiệu, bản nguyện công đức của Phật A Di Đà, một lòng xưng niệm cầu được vãng sanh. Nguyện Phật từ bi, xót thương chẳng bỏ, phóng quang nhiếp thọ. Đệ tử chúng con, chưa biết thân Phật, tướng tốt quang minh, nguyện Phật thị hiện cho con được thấy. Lại thấy tướng mầu Quán Âm, Thế Chí, các chúng Bồ Tát và thế giới kia, thanh tịnh trang nghiêm, vẻ đẹp quang minh, xin đều thấy rõ.
Con nguyện lâm chung không chướng ngại, A Di Đà đến rước từ xa,
Quán Âm Cam Lồ rưới nơi đầu. Thế Chí Kim Đài trao đỡ gót, Trong một sát na lìa ngũ trược, Khoảng tay co duỗi đến liên trì. Khi hoa sen nở thấy Từ Tôn, Nghe tiếng Pháp sâu lòng sáng tỏ, Nghe xong liền ngộ vô sanh nhẫn, Không rời An Dưỡng lại Ta Bà.
Đà. Thật là hy hữu chưa từng xãy ra trong tất cả các Kinh mà đức Phật đã thuyết giảng trong suốt bốn mươi chín năm!
Có tin sâu, nguyện thiết ta mới có thể vượt qua những trở ngại về thân (bệnh tật, kém sức khỏe), về
tâm (biếng nhác, vọng tưởng, chấp trước, phân biệt…) và về hoàn cảnh xung quanh mình.