Những năm cuối 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX – nay: Sự gia

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề ASEAN TRONG XU THẾ KHU vực hóa và TOÀN cầu hóa đề tài tóm tắt, NHẬN xét 5 tài LIỆU LIÊN QUAN đến TOÀN cầu hóa, KHU vực hóa và ASEAN (Trang 25 - 30)

Sự gia

tăng nhanh chóng của các luồng thương mại, luân chuyển vốn và đặc biệt là bùng nổ của công nghệ thông tin (đặc biệt là sự ra đời của Internet) cùng với sự lan tỏa của xu hướng dân chủ hóa đời sống chính trị - xã hội đã tạo ra làn sóng mới của quốc tế hóa => chấm dứt chiến tranh lạnh, mở ra sự hợp tác và hội nhập trên quy mô toàn cầu.

+ Các mối quan hệ kinh tế như thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ, các vấn đề về môi trường và xã hội như đối nghèo, bệnh tật, ô nhiễm môi trường và các vấn đề chính trị - an ninh như xung đột xã hội, khủng bố, an ninh quốc

+ Sự hợp tác này được trợ giúp bởi công nghệ hiện đại và kết quả là làm cho tiến trình quốc tế hóa được đẩy nhanh và cao hơn. Chính vì vậy, từ đầu những

19

1.2. Khái niệm về toàn cầu hóa

1.2.1. Dưới góc độ kinh tế: Toàn cầu hóa là sự phát triển của một thịtrường toàn cầu hợp nhất, hoặc là các điều kiện để dẫn thế giới tới thị trường trường toàn cầu hợp nhất, hoặc là các điều kiện để dẫn thế giới tới thị trường toàn cầu hợp nhất. Đó là hiện tượng liên kết kinh tế, là sự thiết lập mối quan hệ quốc tế và đồng thời là quá trình thay đổi đi đến nhất thể hóa nền kinh tế thế giới. Đó là một quá trình lâu dài, phức tạp với mục tiêu hướng tới việc thiết lập một thị trường toàn cầu hợp nhất.

1.2.2. Dưới góc độ chính trị: Toàn cầu hóa là quá trình chứa đựng đầymâu thuẫn, giữa một bên là quyền lực và lợi ích các nước lớn, có tiềm lực với mâu thuẫn, giữa một bên là quyền lực và lợi ích các nước lớn, có tiềm lực với một bên là quyền lợi và chủ quyền quốc gia của các dân tộc yếu và nhỏ hơn, mâu thuẫn giữa tăng trưởng của cải với phân phối không công bằng dẫn tới phân cực giàu nghèo ngày càng gia tăng giữa các quốc gia và trong mỗi nước, mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với duy trì bản sắc văn hóa… mà xét cho cùng bắt nguồn từ mâu thuẫn cơ bản nhất, bao trùm nhất, sâu xa nhất là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất đã được xã hội hóa cao độ vượt ra khỏi biên giới quốc gia với chế độ chiếm hữu tư bản từ trong mỗi nước, mỗi vùng.

1.2.3. Dưới góc độ xã hội: Toàn cầu hóa thúc đẩy nhanh quá trình xã hộihóa và quốc tế hóa lực lượng sản xuất, tạo ra sự cạnh tranh và nâng cao năng hóa và quốc tế hóa lực lượng sản xuất, tạo ra sự cạnh tranh và nâng cao năng suất lao động.

1.2.4. Khái quát chung: Toàn cầu hóa là một quá trình thiết lập và thayđổi các mối quan hệ quốc tế, một phạm trù đa diện bao trùm tất cả các mặt hoạt đổi các mối quan hệ quốc tế, một phạm trù đa diện bao trùm tất cả các mặt hoạt động của đời sống xã hội. Đó là quá trình thế giới tiến đến một ngôi làng chung, mà ở đó các đường biên giới quốc gia trở nên mờ mạt và nảy sinh nhu cầu phải có một sự quản lý chung trên phạm vi toàn cầu. Quá trình này đang nằm ở giai đoạn đầu, đang được tăng tốc, giúp sức của công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet, và các biến thể của quá trình này là hết sức phức tạp, luôn luôn có tính hai mặt, không có một quốc gia nào, khu vực nào có thể thờ ơ với nó.

1.3. Những yếu tố thúc đẩy và thước đo mức độ toàn cầu hóa

20

Trên lĩnh vực kinh tế, công nghệ thông tin đã làm giảm chi phí giao dịch và đẩy lùi rào cạn các nhà xuất nhập khẩu, mở rộng phạm vi hoạt động của ngân hàng, tài chính và các dịch vụ khác…Trên lĩnh vực chính trị - xã hội: đẩy nhanh tiến trình dân chủ hóa, làm cho các ý tưởng mới, giá trị mới của nhân loại được lan truyền, tiếp thu và học hỏi lẫn nhau một cách hiệu quả nhất => Công nghệ thông tin là động lực nổi trội cả tiến trình toàn cầu hóa hiện nay.

1.3.2. Thị trường hóa và tự do hóa các lĩnh vực hoạt động trên quy mô toàn thế giới toàn thế giới

* Thể chế kinh tế thị trường giữ vai trò chủ đạo cho sự phát triển của mỗi quốc gia và là xu thế chung của thời đại. Đây là kết quả tất yếu của sự tiến bộ

khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin => Tạo nên sức cạnh tranh mới, thúc đẩy sự phân công lao động quốc tế sâu rộng hơn.

Các nước như Việt Nam, Cu Ba, Trung Quốc… đều coi trọng đầu tư nước ngoài, mở cửa cải cách theo kinh tế thị trường. Quá trình này không những thúc đẩy thị trường hóa trong nước, mà còn góp phần hình thành nên những liên minh kinh tế, các tổ chức thương mại tự do khu vực và thế giới như NAFTA, ASEAN, WTO,… Sự ra đời của các tổ chức này với các quy định ràng buộc bởi thể chế - pháp luật lại tác động trở lại, thúc đẩy toàn cầu hóa phát triển.

Đồng thời, Thị trường hóa đã làm cho các ý tưởng, giá trị về dân chủ được truyền bá rộng rãi và nhanh hơn => Làm xóa nhòa các biên giới quốc gia – dân tộc và xói mòn các nền văn hóa ít được ưa chuộng; làm cho mọi người có thể tham gia cùng lúc trực tiếp vào điều hành, quản lý xã hội, hoạt động kinh tế, văn hóa trên quy mô toàn cầu.

* Sự tự do hóa nền kinh tế để tăng đầu tư, tăng nhanh xuất khẩu đã thúc đẩy các nước xóa bỏ hàng rào thuế quan và mậu dịch, mở rộng thị trường theo hướng toàn cầu.

=> Quá trình thị trường hóa và tự do hóa các hoạt động kinh tế được gia tăng mạnh đã thúc đẩy nhanh tiến trình quốc tế hóa mọi mặt đời sống xã hội.

21

1.3.3. Sự gia tăng nhanh của các luồng luân chuyển vốn và mậu dịch tựdo: Sự gia tăng của các luồng luân chuyển vốn, đặc biệt là các hoạt động FDI đã do: Sự gia tăng của các luồng luân chuyển vốn, đặc biệt là các hoạt động FDI đã làm tăng nhanh khối lượng và giá trị trao đổi mậu dịch quốc tế. Đồng thời, sự xuất hiện và tăng nhanh giao dịch thương mại điện tử qua biên giới cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy toàn cầu hóa phát triển.

1.3.4. Sự bành trướng của các công ty xuyên quốc gia(TNC)

Hoạt động buôn bán, đầu tư, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực của các công ty xuyên quốc gia đã tạo ra mạng lưới liên kết các nền kinh tế quốc gia – dân tộc, các vùng miền của trái đất thành một hệ thống chung, có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.

Sự bành trướng của các công ty xuyên quốc gia đã tạo ra một quyền lực có sức nặng, có thể chi phối chính trị thế giới, làm tổn thương quyền lợi chính đáng của các quốc gia – dân tộc, các tổ chức kinh tế nhỏ hơn…

Do đó, để hạn chế sự bành trướng đó thì hàng loạt các nước trên thế giới đã tập hợp lại với nhau, lập nên các liên minh kinh tế, khu vực mậu dịch tự do… Đây là một sự thích ứng với tiến trình toàn cầu hóa, đặc biệt là sự gia tăng bành trướng của các công ty độc quyền xuyên quốc gia.

1.3.5. Sự phát triển nhanh chóng của các định chế quốc tế và khu vực

Sự hình thành các tổ chức khu vực như EU, ASEAN, WB, APEC, NAFTA… rồi đến khu vực hóa theo định chế pháp luật là một trong những thích ứng trước sự gia tăng của tiến trình quốc tế hóa và cạnh tranh quốc tế, nó thúc đẩy các lực lượng kinh tế vi mô – động lực của toàn cầu hóa phát triển. Như vậy, toàn cầu hóa và khu vực hóa có thể củng cố và thúc đẩy lẫn nhau.

Về hiện tượng, thì toàn cầu hóa và khu vực hóa là hai quá trình đối lập nhưng về bản chất thì đều tiến tới một thế giới phi tập trung hóa, một thị trường hợp nhất.

2. Cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với liên kết ASEAN

22

- Làm tăng nhanh cơ sở vật chất và kỹ thuật (nguồn vốn, công nghệ, kiến thức…) cho liên kết khu vực và hội nhập quốc tế

- Cải thiện môi trường pháp lý, thúc đẩy dân chủ hóa xã hội và làm tăng

thêm hợp tác láng giềng thân thiện.

- Làm tăng tính “mở” của hợp tác khu vực

2.2. Những rủi ro (mặt trái) của toàn cầu hóa đối với các nước ASEAN vàliên kết ASEAN (nhìn dưới góc độ của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ liên kết ASEAN (nhìn dưới góc độ của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á nổ ra từ năm 1997)

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề ASEAN TRONG XU THẾ KHU vực hóa và TOÀN cầu hóa đề tài tóm tắt, NHẬN xét 5 tài LIỆU LIÊN QUAN đến TOÀN cầu hóa, KHU vực hóa và ASEAN (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w