Về lai lịch: Quan Minh Nhựt (2006), Hội nhập kinh tế quốc tế: Tác động việc gia nhập ASEAN và thực hiện hiệp định thương mại Việt – Mỹ đối với xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học, số 6/2006, tr. 196 – 202 (File PDF)
Về bố cục: bài viết được chia làm 4 phần chính, ngoài ra còn có phần tóm tắt và tài liệu tham khảo.
1. Mở đầu
2. Tác động của ASEAN đối với kim ngạch xuất nhập khẩu và FDI của Việt Việt
Nam
3. Tác động của hiệp định thương mại Việt – Mỹ đến xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Hoa Kỳ Việt Nam – Hoa Kỳ
4. Kết luận
Về nội dung: 1. Mở đầu:
Toàn cầu hóa thúc đẩy sự hợp tác hội nhập khu vực, đặc biệt là giữa các quốc gia tương đồng: ASEAN, APEC… Trong đó, Khi Việt Nam gia nhập ASEAN, APEC, ký kết Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ (2000 – 2001) → đánh dấu bước ngoặc quan trọng trong hợp tác thương mại song phương và đa phương giữa Việt Nam với các quốc gia khu vực cũng như với các quốc gia siêu cường trên thế giới.
=> Tạo ra rất nhiều cơ hội và thách thức mà Việt Nam phải đối mặt, trong đó có sự biến động trong kim ngạch xuất nhập khẩu và các dòng chảy tài chính giữa các quốc gia.
30
2. Tác động của ASEAN đối với kim ngạch xuất nhập khẩu và FDI của Việt Nam Việt Nam
Với tư cách là thành viên ASEAN, Việt Nam bắt đầu thực hiện Khu vực Mậu dịch tự do (AFTA) vào đầu năm 2006 theo Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT):
- Đầu năm 2006: Việt Nam phải đưa toàn bộ mức thuế suất đối với hàng nhập khẩu từ các nước ASEAN về mức 0-5%
- Năm 2015, hoàn thành đưa các dòng thuế về 0%.
=> Thuận lợi cho Việt Nam và các nước ASEAN mở rộng quan hệ buôn bán trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, cũng sẽ mang đến thách thức và rủi ro đối với các nước có khả năng cạnh tranh hàng hóa và dịch vụ thấp trong khu vực.
Biểu hiện rõ nét cho sự tác động này chính là hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, thu hút FDI thông qua sự biến động của dòng chảy hàng hóa và dịch vụ từ Việt Nam vào các nước ASEAN và ngược lại:
* Xuất khẩu:
- Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong ASEAN rất nhỏ và chỉ tập trung vào hai quốc gia Philippines và Singapore (Từ 1995 – 2002).
+ Giá trị xuất khẩu của Việt Nam đến Philippines có tăng nhưng không đáng kể qua các năm.
+ Giá trị xuất khẩu đến Singapore thì liên tục giảm qua các năm (trừ năm 1996).
+ Tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam đến khu vực ASEAN liên tục giảm
qua các năm.
=> Chứng minh rằng hàng hóa của Việt Nam chưa thật sự hấp dẫn và chưa có tính cạnh tranh cao đối với các nước ASEAN. Hơn thế nữa, dù thành viên của ASEAN được mở rộng (Lào, Myanma, Campuchia) nhưng thị trường xuất khẩu và giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực ASEAN vẫn không được mở rộng và liên tục giảm sút.
31
+ Kim ngạch xuất khẩu vào các nước ASEAN và các nước đối thoại với ASEAN lại không tăng đáng kể.
+ Kim ngạch xuất khẩu đến các nước khác lại tăng đáng kể.
=> Chứng minh việc thực hiện AFTA không có tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
* Nhập khẩu:
- Không có sự biến động đáng kể qua các năm kể cả kim ngạch nhập khẩu từ khu vực ASEAN, khu vực đối thoại với ASEAN và từ các nước khác
trong giai đoạn 1995 - 1999.
- Tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam có tăng đáng kể trong giai đoạn 2000 – 2002, nhưng giá trị và tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ khu vực ASEAN lại không tăng.
=> Chứng tỏ không có tác động tích cực từ việc thực hiện AFTA đối với hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
* Tính hấp dẫn trong thu hút FDI của ASEAN đã được đề cập từ Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN (1998). Thế nhưng khi sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN thì sự thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lại giảm sút đáng
kể (các nước trong khu vực cũng lâm vào tình trạng tương tự) => Có sự không ổn định và chưa đủ tính hấp dẫn của các yếu tố liên quan đến môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Các nguyên nhân dẫn đến những tác động chưa thật sự tích cực từ việc thực hiện AFTA đối với hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút FDI của Việt Nam như: môi trường pháp lý, nhận thức chủ quan của các doanh nghiệp về tầm quan trọng, cơ hội cũng như thách thức trong quá trình thực hiện AFTA (rất ít doanh nghiệp thấy được sự cạnh tranh lớn giữa các nước trong khu vực).
3. Tác động của hiệp định thương mại Việt – Mỹ đến xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Hoa Kỳ Việt Nam – Hoa Kỳ
Hầu hết những cam kết trong hiệp định thương mại Việt – Mỹ cũng là những
32
động của hiệp định trên sẽ là những cơ sở khách quan ta nhận thức rõ hơn về những cơ hội, thách thức, kinh nghiệm để giảm thiểu những rủi ro, tăng khả năng thích ứng khi phải hoạt động trong một môi trường cạnh canh gay gắt hơn.
Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (2000 – 2001): đánh dấu một bước ngoặc quan trọng đối với quan hệ thương mại giữa hai quốc gia; tạo điều kiện và môi trường luật pháp cần thiết và thông thoáng cho các doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ tăng cường trao đổi và buôn bán hàng hóa và dịch vụ cho nhau.
Hiệp định đã có những tác động tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (tỷ trọng xuất khẩu đến Hoa Kỳ tăng từ 8% trong năm 2001 lên 16% trong năm 2002). Điều này, còn xuất phát từ sự ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và đặc biệt là sự ổn định và phù hợp của môi trường pháp lý liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, cũng như hiệu lực trong quản lý nhà nước đối với việc ban hành, thực hiện và quản lý các chính sách kinh tế, tài chính và tiền tệ.
4. Kết luận
Kinh tế Việt Nam không ngừng ổn định, cải thiện và phát triển đặc biệt khi gia nhập ASEAN. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm hội nhập, thiếu nguồn nhân lực vật lực, chưa sử dụng hiệu quả tài nguyên, nên bước đầu gặp phải không ít khó khăn, đặc biệt trong thu hút FDI, trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Sau đó đã rút kinh nghiệm và đã đạt được những thành công bước đầu thể hiện qua những phản ứng tích cực trong hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sau khi Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực.
Tóm lại, trong hội nhập dù song phương hay đa phương, Chính phủ ngoài việc ban hành những chính sách phù hợp đồng bộ và ổn định, cần phải có những công cụ chính sách cụ thể và tạo những kênh thông tin để chuyển tải những thông tin liên quan về sự hội nhập, hợp tác quốc tế.
II. Bình luận nội dung
Bài viết đã phân tích xúc tích và rõ ràng về sự tác động của xu thế khu vực hóa (ASEAN) và xu thế toàn cầu hóa (Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ) trên lĩnh vực kinh tế đối với Việt Nam.
33
Dựa trên hoạt động xuất nhập khẩu và thu hút FDI (biểu hiện rõ ràng nhất về sự tác động của toàn cầu hóa và khu vực hóa) với những phân tích, thống kê số liệu rõ ràng, cụ thể mà tác giả đã cho thấy được cả thực trạng, nguyên nhân mà Việt Nam đang gặp phải khi hội nhập quốc tế.
Cả hai xu thế này này đều đem lại thời cơ và thách thức cho Việt Nam. Việc tận dụng được thời cơ và tránh các rủi ro, thách thức được hay không thì chủ yếu phụ thuộc vào khả năng “nhạy bén” của Việt Nam:
- Do thiếu kinh nghiệm hội nhập, thiếu cơ sở pháp lý, thiếu nguồn nhân lực vật lực, chưa sử dụng hiệu quả tài nguyên...nên trong giai đoạn đầu Việt Nam gia nhập ASEAN thì chưa thấy được hiệu quả tích cực từ xu thế khu vực hóa, mà
ngược lại còn đem lại tiêu cực (giảm tỉ trọng xuất nhập khẩu và thu hút FDI trong khu vực ASEAN)
- Sự tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa đã làm thay đổi mối quan hệ Việt
– Mỹ với việc ký kết Hiệp định Thương mại với nhau => Giúp Việt Nam tự nhìn nhận lại mình và thay đổi cơ chế cho phù hợp với yêu cầu hợp tác. Do đó, đã đem
lại sự tác động tích cực về hợp tác kinh tế (tỉ trọng xuất khẩu sang Mỹ tăng 8% trong vòng 1 năm).
Tuy nhiên, Tác giả chỉ phân tích một khía cạnh (về kinh tế) trong tổng thể nhiều khía cạnh mà toàn cầu hóa và khu vực hóa biểu hiện sự tác động đến một quốc gia (Việt Nam). Do đó, bài viết chỉ đưa ra một vài thực trạng cũng như một vài nguyên nhân của sự tác động nên cần phải được mở rộng để tạo nên tính toàn diện trong việc giải quyết vấn đề về sự tác động của toàn cầu hóa và khu vực hóa đến ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng.
Mặt khác, bài viết nghiên cứu sự tác động của hợp tác quốc tế đến Việt Nam nhưng chỉ trong giai đoạn đầu gia nhập ASEAN (1995 – 2005) nên những biểu hiện về thời cơ, thách thức và nguyên nhân chỉ mang tính tương đối. Do đó, về sau cần mở rộng và kết hợp nghiên cứu thêm nữa về mặt thời gian; so
sánh và phân tích các lĩnh vực khác của các nước khác trong ASEAN để đưa đến kết luận khách quan, lâu dài.