Tác động tiêu cực đến liên kết ASEAN: Toàn cầu hóa với cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã đến động tiêu cực đến liên kết ASEAN, thể hiện trong

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề ASEAN TRONG XU THẾ KHU vực hóa và TOÀN cầu hóa đề tài tóm tắt, NHẬN xét 5 tài LIỆU LIÊN QUAN đến TOÀN cầu hóa, KHU vực hóa và ASEAN (Trang 31 - 35)

hoảng tài chính tiền tệ đã đến động tiêu cực đến liên kết ASEAN, thể hiện trong việc triển khai và thực hiện nhiều chương trình hợp tác ASEAN, nhất là AFTA,

23

việc trì hoãn thực hiện cắt giảm thuế suất CEPT; khủng hoảng thế hệ lãnh đạo và vai trò “đầu tàu” trong liên kết ASEAN (Thái Lan, Indonesia, Philippin).

Chương III: Thích ứng của ASEAN trước toàn cầu hóa

* Tạo dựng các cơ chế mới, thúc đẩy hợp tác và liên kết kinh tế - Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – AFTA: gia tăng cạnh tranh quốc tế là yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy hình thành AFTA.Mục tiêu chủ yếu của AFTA là tạo ra một môi trường thương mại – đầu tư ưu đãi trong khu vực trên cơ sở loại bỏ các rào chắn thuế quan và phi thế quan (CEPT)

- Chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN – AICO: thiết lập thể chế

hợp tác mới thay thế cho các chương trình hợp tác phát triển công nghiệp trước đây; nhằm tạo ra môi trường hấp dẫn hơn bằng việc ưu đãi thuế quan thấp để các nhà đầu tư trong và ngoài nước có cơ hội liên doanh liên kết trong chế tạo, phân phối sản phẩm cũng như đổi mới và chuyển giao công nghệ, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Khu vực đầu tư ASEAN – AIA: tăng cường tính cạnh tranh của khu vực để thu hút ở mức cao hơn và lâu dài hơn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và giữa các nước ASEAN với nhau với 3 chương trình hành động: hợp tác và tạo thuận lợi cho đầu tư; Khuyến khích và nâng cao nhận thức đầu tư; Loại bỏ dần hạn chế trong đầu tư.

* Thiết lập cơ chế hợp tác an ninh đa phương – diễn đàn khu vực ASEAN – ARF: góp phần thúc đẩy quan hệ đối thoại, hợp tác và tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau không những giữa các nước ASEAN mà còn với các nước khác trên thế giới.

Tuy nhiên cho đến nay, ARF vẫn mới chỉ là diễn đàn để đối thoại, bày tỏ quan điểm khác nhau của mình, bàn việc hợp tác và hỗ trợ cho việc giải quyết các vấn đề an ninh chính trị của khu vực => ARF chỉ bàn việc, chứ trở thành cơ chế giải quyết các vấn đề an ninh của khu vực.

* Mở rộng ASEAN 6 thành ASEAN 10: không những kết thúc sự đối đầu chính trị - tư tưởng giữa hai nhóm Đông Nam Á là ASEAN và 3 nước Đông

24

Dương, mà tạo điều kiện nhất thể hóa ASEAN => tổ chức lớn trong khu vực Đông Á.

* Phát triển quan hệ đối thoại với các nước và tổ chức quốc tế: Thiết lập mối quan hệ hợp tác với các nước, tổ chức ngoài khu vực và đồng thời tham gia vào các tổ chức mang tầm khu vực lớn và toàn cầu như APEC, WTO… Song

song với việc mở rộng, đối mới quan hệ với các nước láng giềng, với các đối tác mới, nước lớn trong khu vực, ASEAN đã không ngừng củng cố các quan hệ với các nước tư bản phát triển, trước hết là Mỹ, Nhật, Úc, Canada.

* Hình thành “Hợp tác ASEAN + 3” (Hay gọi là “Hợp tác Đông Á):

nhằm thúc đẩy và mở rộng hợp tác song phương giữa 3 nước Đông Bắc Á với 10 nước ASEAN, ứng phó với sự gia tăng của toàn cầu hóa mà trước hết là với những rủi ro kinh tế do khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á 1997 gây ra. Sau đó. tiến tới việc hình thành một khu vực thương mại tự do Đông Á (trước sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch ở EU, NAFTA và những chậm chễ trong các vòng thương lượng đa phương của WTO về tự do hóa thị trường).

* Tăng cường hợp tác tiểu vùng và thu hẹp khoảng cách phát triển để

tạo nên một khu vực vững chắc về chiều rộng lẫn chiều sâu trong việc đối phó với sự gia tăng của toàn cầu hóa.

Chương IV: Triển vọng liên kết ASEAN bước vào thế kỷ XXI

1. Đánh giá chung về thực trạng liên kết ASEAN hơn ba thập niên qua* Về những thành tựu chính: * Về những thành tựu chính:

- Liên kết 10 nước Đông Nam Á thành một thực thể kinh tế - chính trị đóng

vai trò quan trọng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương;

- Tạo ra cơ chế giải quyết mâu thuẫn, xung đột về chính trị - an ninh và thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực.

- Sự đổi mới tư duy và chính sách đối ngoại đã thúc đẩy sự hợp tác và thống nhất khu vực thành một thức thể ASEAN 10 nước.

25

- Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, địa – chiến lược trong thương mại quốc tế, sự tương đồng về giá trị văn hóa truyền thống và ý chí khát vọng chân chính được độc lập, tự do, sống trong hòa bình, hữu nghị của các dân tộc Đông Nam Á là những cơ sở quan trọng thúc đẩy hợp tác và liên kết ASEAN hướng về phía trước.

- Thành quả của sự phát triển kinh tế và dân chủ hóa trước đó mang lại.

- Các nước ASEAN còn chia sẻ quan điểm về ổn định và phát triển.

* Về những thách thức mới

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề ASEAN TRONG XU THẾ KHU vực hóa và TOÀN cầu hóa đề tài tóm tắt, NHẬN xét 5 tài LIỆU LIÊN QUAN đến TOÀN cầu hóa, KHU vực hóa và ASEAN (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w