Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông

Một phần của tài liệu 1276_234309 (Trang 40 - 44)

9. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

2.1.Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông

Nông thôn – Chi nhánh Nam Đồng Nai giai đoạn 2017-2019

2.1.1. Tổng quan về thị trường Đồng Nai

Đồng Nai là tỉnh thuộc địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam với 32 khu công nghiệp và 27 cụm công nghiệp (tính đến tháng 2/2020), nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua, gắn kết Đông Nam Bộ với Tây Nguyên, tạo điều kiện thu hút làn sóng nhập cư từ nơi khác đến. Năm 2019, Đồng Nai là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ năm về số dân, xếp thứ ba về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ sáu về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 19 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Bên cạnh đó, nguồn vốn FDI đầu tư vào địa phương tăng nhanh, Đồng Nai đảm đương nhiều yếu tố và chức năng cho phát triển trong vùng TP.HCM.

Trong năm 2019, Đồng Nai đạt mức tăng trưởng cao, với giá trị tổng sản phẩm (GRDP) tăng 9,05%, giá trị sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 8,7%, nông lâm thủy sản tăng 2,7%. Thu ngân sách của tỉnh trong năm 2018 đạt gần 50,7 ngàn tỷ đồng, đạt 94% dự toán đầu năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 112 triệu đồng một năm. Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, an sinh xã hội... cũng luôn được tỉnh quan tâm đầu tư, triển khai kịp thời; an ninh quốc phòng được giữ vững. Tỉnh Đồng Nai đã xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế giai đoạn đến năm 2020, dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP bình quân giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Đồng Nai là 8%-9%/năm, giai đoạn 2020-2025 là 8,5-9,5%/năm; tập trung vào việc tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của địa phương.

Tin từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Nai cho biết, tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh tính đến giữa tháng 9/2019 ước đạt hơn 211,6 ngàn tỷ đồng, tăng khoảng 16,2% so với đầu năm 2019. Trong đó, khi phân theo thời hạn, dư nợ cho vay ngắn hạn ước đạt 109,5 ngàn tỷ đồng, tăng gần 11,5%; dư nợ trung,

dài hạn ước đạt 100,1 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 19,6% so với đầu năm 2019. Còn tính theo loại tiền, dư nợ bằng đồng Việt Nam ước đạt khoảng 169,7 ngàn tỷ đồng, dư nợ bằng ngoại tệ ước đạt 39,9 ngàn tỷ đồng. Nợ xấu ước tính chiếm 0,86% trên tổng dư nợ cho vay. Hiện mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến ở mức 6-9%/năm đối với ngắn hạn; 9- 11%/năm đối với trung và dài hạn. Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 2,8-6%/năm. Dư nợ cấp tín dụng bao gồm: giá trị các khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp ước đạt 2.086 tỷ đồng và tổng dư nợ cho vay ước đạt khoảng 209,6 ngàn tỷ đồng, tăng 15,2% so với đầu năm 2019. Dư nợ cho vay có xu hướng tăng trưởng khá, chủ yếu cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và một số lĩnh vực ưu tiên.

Khu vực trung tâm kinh doanh của Đồng Nai chủ yếu tập trung tại TP Biên Hòa và đang dần được mở rộng sang khu vực huyện Long Thành. Huyện Long Thành là đơn vị chiến lược quan trọng của tỉnh Đồng Nai, bên cạnh tuyến đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, huyện Long Thành đã được Trung ương bố trí nhiều dự án trọng điểm quốc gia, trong đó đáng kể nhất là các dự án: sân bay quốc tế Long Thành, đường cao tốc Biên Hòa - Long Thành - Vũng Tàu. Khi các dự án này hoàn thành, khoảng cách giữa Long Thành với 4 thành phố lớn trong khu vực sẽ được rút ngắn và Long Thành sẽ trở thành trung tâm của một vùng kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất Việt Nam. Do đặc thù có nhiều KCN trú đóng, Đồng Nai thu hút khá lớn lượng lao động từ các tỉnh lân cận đến làm việc, sinh sống (tỷ lệ lao động ngoại tỉnh chiếm 60,4%), phân bổ nhiều tại khu vực KCN Biên Hòa 1, Biên Hòa 2, Hố Nai, Amata,... Chính vì thế, Đồng Nai có tháp dân số trẻ, dân số trong độ tuổi lao động chiếm 65,54% (khoảng 1,77 triệu lao động), trong đó số lao động tại các KCN khoảng 442 nghìn người (chiếm 25% lao động toàn tỉnh), người lao động tập trung làm việc tại các doanh nghiệp có vốn FDI (chiếm 92%). Lực lượng lao động tại Đồng Nai có trình độ văn hoá khá, quen với tác phong công nghiệp, cần cù và cầu tiến. Tỷ lệ lao động được đào tạo/tổng số lao động khoảng 59,09%.

2.1.2. Về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Nam Đồng Nai giai đoạn 2017-2019

Kế thừa tiếp nối những thành tựu trong giai đoạn vừa qua. Trong năm 2019, hoạt động kinh doanh của Agribank Nam Đồng Nai đã có những thành tích vượt bậc, cụ thể được Agribank công nhận là đơn vị hoàn thành xuất sắc 6/6 chỉ tiêu hoạt động kinh doanh,

được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công nhận là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua. Ngoài ra, Agribank Nam Đồng Nai đảm bảo tăng trưởng an toàn, hiệu quả, nền khách hàng đạt 16.535 khách hàng, uy tín thương hiệu được khẳng định. Cụ thể:

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Agribank Nam Đồng Nai từ năm 2017-2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng S T T Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 2018/ 2017 2019/ 2018 I Quy mô 1 Huy động vốn 6.997 7.189 8.651 103% 120% 2 Dư nợ TD 3.692 4.347 5.460 118% 126% II Hiệu quả

1 Lợi nhuận trước thuế (DT-CP) 151 168 267 111% 159%

2 Thu dịch vụ ròng 14,6 16,5 23,8 113% 144%

3 Thu nợ hạch toán ngoại bảng 14,4 7,4 11,1 51% 150%

4 TN ròng kinh doanh ngoại hối 1,4 2 3,1 143% 155%

5 TN ròng hoạt động tín dụng 191,5 228,8 288 119% 126%

6 Doanh thu từ dịch vụ thẻ 1,4 2,1 2,9 150% 138%

7 Doanh thu khai thác phí BH 1,1 1,2 1,5 109% 125%

III Cơ cấu chất lượng

1 Tỷ lệ nợ xấu/TDN 0,339% 0,253% 0,149%

2 Tỷ lệ nợ nhóm 2/TDN 0,46% 2,92% 2,16%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank Nam Đồng Nai)

Lợi nhuận trước thuế năm 2019 là 267 tỷ đồng, bằng 159% so với 2018 (tương đương tăng 99 tỷ đồng), tăng gần gấp đôi so với năm 2017. Để đạt được kết quả như trên đó là một sự nỗ lực rất lớn của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ tại chi nhánh trong điều kiện tình hình kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn, Chính Phủ, NHNN liên tục hạ lãi suất cho vay để hỗ trợ các doanh nghiệp.

Hoạt động dịch vụ: Bằng nhiều biện pháp tiếp thị, kết hợp tín dụng với huy động vốn và sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán chéo đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu. Nguồn thu về dịch vụ tăng trưởng tốt

hơn so với các năm trước, thu dịch vụ ròng năm 2019 là 23,8 tỷ đồng, bằng 144% so với năm 2018. Một số dịch vụ có sự tăng trưởng tốt như bảo lãnh, dịch vụ thanh toán, dịch vụ tài trợ thương mại, bên cạnh sự gia tăng dịch vụ ngân hàng hiện đại như: ATM, POS, E-mobile Banking, SMS…

Nguồn vốn huy động tăng trưởng tốt, số dư huy động đến 2019 là 8.651 tỷ đồng hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, trong đó huy động vốn dân cư tiếp tục là nguồn vốn ổn định trong cơ cấu huy động vốn của chi nhánh. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động tại chỗ trên địa bàn Đồng Nai khoảng trên 180,3 nghìn tỷ đồng, chi nhánh Nam Đồng Nai chiếm tỷ lệ khoảng gần 5%, tỷ lệ này còn khá khiêm tốn so với các tổ chức trên địa bàn. Tổng dư nợ tính đến 2019 là 5.460 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng tương đối cao qua các năm, tăng 26% so với năm 2018. Dư nợ của các tổ chức kinh tế chiếm gần 20% tổng dư nợ năm 2020.

Chỉ tiêu chất lượng tín dụng: Sự tăng trưởng tín dụng thận trọng phù hợp với định hướng kiểm soát của trụ sở chính góp phần nâng cao chất lượng tín dụng trên cơ sở phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro đúng quy định, tỷ lệ nợ xấu không đáng kể (dưới 0,5% tổng dư nợ). Tuy nhiên tỷ lệ nợ nhóm 2 trên tổng dư nợ tăng nhanh từ 0,46% đến 2,16% trong giai đoạn 2017-2019.

Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn

Tiếp nhận & hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng & hồ sơ vay vốn

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu 1276_234309 (Trang 40 - 44)