BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU LÃNH ĐẠO

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến mức sống các hộ gia đình ở thôn ngọc lâm, xã tân kỳ, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 59 - 61)

I. Thành viên nhóm thảo luận:

b. Nhóm phỏng vấn:

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU LÃNH ĐẠO

Thời gian: 15h ngày 24/3/2012 tại nhà bác phó thôn

Người phỏng vấn: Phạm Thị Thu Hà Thư ký: Nguyễn Văn Điệp

Người được phỏng vấn: Bác Vĩnh – Phó thôn Ngọc Lâm

Bắt đầu cuộc trao đổi Hà giới thiệu về bản thân, mục tiêu của cuộc phỏng vấn: Tìm hiểu ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến mức sống các hộ gia đình để bác hiểu và chia sẻ thông tin cho nhóm.

Hà đã đưa ra câu hỏi: Bác có thể cho chúng cháu biết tình hình đi xuất khẩu lao động của thôn mình là như thế nào được không ạ?

Bác Vĩnh nói: Tình hình đi xuất khẩu lao động của thôn Ngọc Lâm là 131 người, đa phần là nam giới, độ tuổi từ khoảng 27 tuổi đến 45 tuổi, chủ yếu là tới những nước như: Đài Loan, Hàn Quốc, Malasia, Đức… Ví dụ: công việc ổn định, thu nhập cao, có người thân ở bên nước sở tại, đảm bảo an toàn về trật tự an ninh hay không. Quan trọng hơn, tâm lý chung của hầu hết người lao động khi lựa chọn điểm đến đó là mức lương mà họ kiếm được cao hay thấp. Các quốc gia được chọn chủ yếu là thuộc khu vực Châu Á như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia… Đây là những nước có mức lương trả cho lao động tương đối cao và công việc ổn định. Người lao động nhận hợp đồng lao động từ 3-5 năm và hầu hết là do người quen giới thiệu, một số ít thuộc diện được gửi đi theo chính sách của địa phương.

Những người có trình độ học vấn và tay nghề cao thường ở lại đó với thời gian lâu hơn (từ 5-10 năm), còn người có trình độ học vấn hết cấp 1, cấp 2 thì khi kết thúc hợp đồng lao động là quay trở về gia đình. Trong số những người đi xuất khẩu lao động rất ít người có trình độ học vấn cao trên đại học, chỉ chiếm khoảng từ 5-10%. Hơn nữa, đặc thù công việc bên đó cũng yêu cầu phải có tay nghề và trình độ nhất định mới có thể làm được. Ví dụ như lắp ráp máy móc, thiết kế mạng điện thì họ chỉ nhận những người có trình độ 12/12 trở lên. Chế độ quản lý lao động nghiêm ngặt của nước sở tại khiến họ ít có cơ hội được về thăm nhà thường xuyên, thậm chí là không có ngày nghỉ lễ. Người ta đi theo thời hạn, hết hạn mới về, xong lại đi tiếp, có người đi 3 đến 4 lần.

Khi nói về lý do người dân đi xuất khẩu lao động thì bác Vĩnh cho rằng: Dựa vào tình hình chung của thôn Ngọc Lâm nói riêng và xã Tân Kỳ nói chung thì kinh tế còn thấp, đồng bằng

chiêm trũng, cuộc sống khó khăn, người dân còn nghèo khó nên bắt buộc phải ra đi. Tất cả cũng là vì nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống thôi. Với thời buổi bây giờ, giá cả hàng hóa leo thang, chỉ có người dân chúng tôi là thiệt thòi, phải xoay sở đủ mọi thứ: làm thế nào không mất mùa, làm sao có thu nhập trang trải cuộc sống. Ở bên đó, họ có thể kết hợp vừa học nghề vừa làm việc. Âu cũng là do điều kiện kinh tế ở nhà thu nhập thấp, đi xuất khẩu lao động để cải thiện kinh tế gia đình. Thu nhập cao gửi về làm nhà cửa, mua sắm trang thiết bị, đầu tư sản xuất buôn bán.

Bác cũng cho rằng từ khi người dân đi xuất khẩu lao động thì mọi mặt đều thay đổi: từ thu nhập, chi tiêu đến điều kiện nhà ở là thay đổi rõ rệt. Đời sống được nâng cao so với trước đây. Đối với công việc chung của làng xóm như làm đường, xây dựng nhà văn hóa thì có đóng góp nhưng chưa đáng kể, hầu như cũng đóng góp như đối với những hộ ở nhà.

Hà hỏi thêm: Bác có thể cho cháu biết sự khác biệt giữa mức sống của hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động với hộ không có người đi xuất khẩu lao động là thế nào không ạ?

Theo bác Vĩnh: Các cá nhân đi xuất khẩu lao động có thu nhâp dao động từ 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng/ tháng, đó là đi Malaysia, Đài Loan, còn đi Hàn Quốc với Nhật Bản hay Libi thì tiền lương kiếm được phải từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng/ tháng. Ví dụ như gia đình cô Thanh có con trai đi làm ở Hàn Quốc thu nhập 20 triệu đồng/ tháng. Đời sống của những hộ gia đình đi xuất khẩu lao động chủ yếu là tăng lên, qua đó cũng góp phần làm thay đổi diện mạo của nông thôn như: làm nhà cao tầng, mua đất, mua nhà, mua xe do nguồn thu nhập của họ tăng lên từ tiền gửi về. Cùng với đó là thu nhập chi tiêu cũng tăng lên, kiến thiết nhà cửa vẫn là sự thay đổi lớn nhất mà dễ nhận thấy.

So sánh với những hộ không có người đi xuất khẩu lao động thì chênh lệch hoàn toàn, nhìn chung những gia đình có người đi xuất khẩu lao động thì mức sống tăng lên hẳn, mua sắm vật dụng sinh hoạt. Với những hộ không có người đi xuất khẩu lao động thì sống dựa vào nông nghiệp, ít có cơ hội tăng thêm thu nhập vì không có vốn lớn. Còn những hộ đi xuất khẩu lao động thì tiền gửi về giúp họ mua sắm vật liệu, xây dựng, gửi tiết kiệm…

Nhìn chung, mối quan hệ giữa gia đình và hàng xóm không có gì thay đổi, họ vẫn giữ được tình làng nghĩa xóm, bản sắc dân tộc. Cũng có trường hợp gia đình vợ hoặc chồng đi sang đó rồi sứt mẻ tình cảm do ở nhà không có người lo việc gia đình, vợ cặp bồ rồi ly hôn. Những những trường hợp đó là hy hữu.

Hà trao đổi thêm với bác về một số trường hợp không gửi tiền về gia đình thì nguyên nhân là do đâu. Bác Vĩnh nói: “Cũng có hộ đi xuất khẩu lao động nhưng làm ăn không gửi về được, không hoàn được vốn do không có việc, chơi bời, trai gái nên không có tiền gửi về cho gia đình, nhưng số này chỉ chiếm đến 5%”

Bên cạnh đó, có trường hợp họ về nhà hẳn không đi xuất khẩu lao động nữa họ về chủ yếu làm nông nghiệp, đi làm thuê, mở cửa hàng kinh doanh, buôn bán khoảng 3%. Thường họ làm những công việc như buôn bán nhỏ, nhờ vào tiền gửi về họ làm được tích góp trong khi đi xuất khẩu lao động.

Khi đặt ra câu hỏi về những khó khăn của hộ gia đình khi đi xuất khẩu lao động. Ví dụ như việc chăm lo hạnh phúc gia đình, giáo dục con cái, công việc gia đình (nội trợ sản xuất)?

Bác Vĩnh cho rằng: “Nói chung là cái gì cũng phải có 2 mặt! Đời sống của họ có tăng lên đáng kể nhưng trái lại về mối quan hệ giữa vợ với chồng, cha mẹ với con cái..là có thay đổi hẳn so với trước kia. Ví như nhà bên cạnh có chồng đi xuất khẩu lao động, tiền gửi về để kiến thiết nhà cửa, mua sắm vật dụng, chi tiêu nhưng được vài năm thì vợ chồng ly dị, con cái thì học hành cũng không đến nơi đến chốn. Khó khăn của những hộ gia đình đi xuất khẩu lao động đó là việc nuôi dạy con cái khi đi còn nhỏ, khoảng 7%. Con cái không được giáo dục đến nơi đến chốn, vay vốn lớn, nợ nần nhiều…. Chăm sóc con cái hay bất cứ công việc gì trong gia đình đều phải nhờ ông bà, các bác hay anh chị em trực tiếp ở nhà chăm sóc. Nhưng mà phải nói thật là những đứa trẻ mà cả bố và mẹ đều đi xuất khẩu lao động thì con cái ở nhà không học hết cấp 3, không thi đại học hoặc phần lớn là học xong sẽ sang đó đi xuất khẩu lao động”.

Hay nói tới nguồn lao động địa phương, bác nói rằng: “Nguồn lao động địa phương có sự thay đổi từ khi có hiện tượng người dân đua nhau đi xuất khẩu lao động. Hàng năm những công việc chung của như cày cấy, làm kênh mương, thủy lợi, làm đường… là phải thuê người thôn khác làm, thỉnh thoảng trong thôn vào dịp lễ hội cần đến thanh niên trai làng thì cũng không có đủ, công việc chung của thôn cũng bị hạn chế nhiều”

Kết thúc cuộc trò chuyện, Hà gửi lời cảm ơn tới bác vì đã nhiệt tình cung cấp một số thông tin về tình hình chung đi xuất khẩu lao động ở địa phương và mức sống hộ gia đình có người đi xuất khẩu.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến mức sống các hộ gia đình ở thôn ngọc lâm, xã tân kỳ, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w