BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến mức sống các hộ gia đình ở thôn ngọc lâm, xã tân kỳ, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 48 - 59)

I. Thành viên nhóm thảo luận:

b. Nhóm phỏng vấn:

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU

Sáng ngày 22/03/2012 – 9h30’ tại nhà bà Nguyễn Thị Định Thành phần nhóm tham gia nghiên cứu:

Người phỏng vấn: Thái Thị Vân Thư ký: Hồ Thị Hiền

Người trả lời phỏng vấn: Bà Định- trú tại thôn Ngọc Lâm xã Tân kỳ, huyện Tứ kỳ, tỉnh Hải Dương.

Mục tiêu của cuộc phỏng vấn sâu là tìm hiểu ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đếm mức sống của các hộ gia đình xã Tân kỳ- huyện Tứ kỳ- Hải Dương.

Cuộc phỏng vấn diễn ra vui vẻ, cởi mở. Người phỏng vấn là sinh viên Hồ Thị Hiền. Gia đình Bà Định có con trai và con dâu đều đi xuất khẩu lao động ở nước Nga vì vậy bà cũng biết và chia sẻ cởi mở về mức sống gia đình cũng như một số chia sẻ về mối quan hệ trong gia đinh bà sau khi các con của bà đi làm ăn xa. Bà cũng tâm sự thẳng thắn suy nghĩ của mình về việc đi xuất khẩu lao động giúp gia đình thay đổi mức sống như thế nào? Đồng thời chỉ ra được một số khác biệt giữa hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động và hộ gia đình không có người đi xuất khẩu lao động tại địa phương.

Gia đình Bà Định gồm có 5 nhân khẩu: 1. Bà Định:70 tuổi- Nông nghiệp

2. Chị Nguyễn Thị Tám – Xuất khẩu lao động – 35 tuổi 3. Anh Trần Văn Tuấn – Xuất khẩu lao động – 40 tuổi. 4. Cháu Trần Văn Hoàng – Học sinh – 18 tuổi

5. Cháu Trần Văn Huy – Học sinh - 13 tuổi

Gia đình Bà Định là hộ làm nông nghiệp, trước khi con trai và con dâu đi xuất khẩu lao động thì gia đình bà làm 6 sào ruộng, thu nhập của gia đình chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiêp nên thu nhập bấp bênh bà nói “chi tiêu cũng phải bóp mồm bóp miệng”. Do có người thân ở Nga nên con trai bà đã đi du lịch sang đó thấy điều kiện làm ăn thuận lợi đã quyết định ở lại mở cửa hàng tạp hóa hóa buôn bán, đến nay đã đươc 10 năm (đi từ năm 2002). Sau khi mở cửa hàng anh đã về đưa vợ sang cùng làm đến nay cũng đã được 5 năm. Khi hỏi bà có đồng ý cho con đi xuất khẩu lao động không thì bà liền trả lời: “Tôi rất đồng ý cho con trai và con dâu đi xuất khẩu lao động , có gan đi làm ăn xa thì mới đổi đời được, ở đó thu nhập cao thì tội gì không đi, ở nhà sống dựa vào vài sào ruông không ngoi đầu lên được, tất cả cũng vì miếng căm manh áo cả thôi”. Từ

khi đi Nga anh và chi cũng thỉnh thoảng gửi tiền về (3- 4 lần/ năm) do gửi qua ngân hàng phải mất phí nhiều nên số tiền được góp lại gửi về một lúc luôn hoặc khi có người thân về thì gửi về. Khoản tiền mà anh chị gửi về một năm khoảng 10 nghìn USD. Với số tiền gửi về hàng năm đó bà Định dùng vào việc trả nợ, tôn tạo nhà cửa (hiện nay là nhà 3 tầng, trong nhà đầy đủ tiện nghi: ti vi, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa, tủ bếp…), mua các vật dụng lâu bền trong nhà, nuôi con cháu ăn học. Trong gia đinh bà nhìn chung đã đầy đủ các tiện nghi cơ bản, bà cho biết “trước kia hai con tôi chưa đi làm ở Nga, gia đình chỉ có hai gian nhà ngói và môt chiếc xe đạp, từ khi chúng nó đi Nga gửi tiền về nợ nần đã trả hết, sửa nhà, trong nhà hầu như đã đầy đủ; ti vi, xe máy, máy giặt, tủ lạnh đã có hết”. Khi được hỏi về các khoản chi tiêu cho ăn uống, mua sắm vật dụng, tiền học hành của con cái thì bà chia sẻ rất cởi mở, thoải mái. Theo đánh giá chung của bà thì các khoản chi tiêu cho ăn uống, sức khỏe, giáo dục cũng tăng lên, bà Định chia sẻ “ mỗi tháng chỉ có 3 bà cháu thì các khoản chi tiêu cũng phải có kế hoạch rõ ràng, đứa nhỏ đang học lớp 6, đứa lớn đã học xong lớp 12 nhưng mỗi tháng cũng phải chi tiêu hơn 2 triệu đồng/tháng(15 triệu đồng/ năm), đó là chưa kể các khoản khác như đám ma, đám hỏi nữa, bây giờ khác trước: ngày xưa đi đám cưới, đám ma vài 3 chục thì bây giờ cũng phải trăm nghìn. Cái gì cũng vậy thôi, đều phải chi tiêu tăng hơn”. Các khoản chi tiêu do giá cả thị trường tăng nên việc chi tiêu cho giáo dục, ăn uống cũng tăng lên. Hàng năm gia đình cũng thỉnh thoảng đi khám sức khỏe (2 lần/ năm) vì đã có thẻ bảo hiểm nên cũng thuận lợi hơn. Để tiếp tục cuộc nói chuyện thì Hiền đưa ra câu hỏi: “Vậy khi anh chị gửi tiền về cho bà chăm lo cho các cháu, chi tiêu các khoản chính trong gia đình thì việc giải trí, hay đi tham quan, du lịch hàng năm của gia đình thay đổi như thế nào?” Bà Định nói: “Tuy gia đình không tổ chức đi du lịch được vì con cái đang ở nước ngoài nhưng ở nhà bà Định cũng thỉnh thoảng đi lễ ở chùa Hương. Trung bình cứ 1-2 lần/năm. Còn lễ hội chùa chiền trong làng xã thì bà cũng đi thường xuyên. Nói chung là đều có phần khá hơn trước, làm gì cũng không phải lo nghĩ nhiều. Giải trí đối với gia đình thì hầu như là 2 đứa trẻ con, thi thoảng chúng cũng xin tiền để đi chơi với bạn bè, đi hát hò, liên hoan với nhau. Bà cũng không cấm chúng khoàn này. Như vậy với khoản tiền gửi về như trên, bà Định đã cảm thấy hài lòng với mức sống hiên tai, bà nói “Tôi rất hài lòng với cuộc sống hiên tại của mình, bây giờ tôi không còn mong muốn gì hơn về vật chất nữa”. Thế nhưng khi hỏi về mối quan hệ trong gia đình bà lại buồn bởi vì thiếu thốn tình cảm gia đình, mặc dù anh chị cũng thỉnh thoảng về quê ăn tết, bà Định chia sẻ “Cứ mỗi năm tết đến tôi lại chạnh lòng, tủi thân lắm vì năm hết tết đến gia đình người ta thì vui vầy bên nhau còn gia đình mình thì tết nào cũng chỉ có 3 bà cháu mà thôi. Thì đành rằng phải như vậy chứ biết làm thế nào, xa xôi như vậy về cũng tốn kém, bên đấy người ta cũng khắt khe, mở quán bán hàng mà nghỉ thì đến lúc quay lại không bán được. Chi thi thoảng 1-2 năm về 1 lần”, đồng thời bà cũng tâm sự những khó khăn mà bà gặp phải khi con cái đi xa, đó là moi công việc trong gia đình cũng như công việc dòng họ, xóm làng đều do bà đảm nhận và quyết định, bà nói “Do cả bố và mẹ nó đều ở nước ngoài, tôi phải chăm sóc 2 cháu. Vì bố mẹ ở xa không quản lí được nên 2 đứa nó ngang bướng lắm, tôi nói gì cũng không nghe, đứa nhỏ học hành sa sút, suốt ngày chơi game còn đứa lớn đã học xong lớp 12 cũng suốt ngày chơi bời lêu lổng. Nói nặng chúng nó

không nghe, học hành trên trường lớp mình bà cũng chẳng thể quản lý hết được. Bố mẹ nó cũng gọi về hỏi thăm tình hình thường xuyên, dặn dò học hành nhưng không có người kèm cặp xát xao thì cũng chẳng ăn thua gì. Còn công viêc dòng họ, xóm làng già rồi nhưng có đám cưới hay đám ma nào cũng phải có mặt. Bây giờ mình bà đảm đương hết mọi việc, công việc gì cũng đến tay. Từ nhỏ đến lớn. Quanh đây thì cũng có cô dì chú bác của chúng nó nhưng ai cũng có gia đình cả rồi, đều bận bịu, không ai làm thay việc nhà mình được. Việc nhà cũng như việc ngoài. Cũng may là tôi có sức khỏe không thì cũng không thể đảm đương được hết mọi việc. Chúng nó thường xuyên gọi điện về thăm hỏi thôi (3-4 lần gọi/ tuần), động viên tôi chăm sóc các cháu, giữ gìn sức khỏe”.

Những chia sẻ về thu nhâp và mức sống cũng như mối quan hệ của gia đình khi có con trai và con dâu đi xuất khẩu lao động đã được bà Định chia sẻ rất cởi mở. Bà cũng cởi mở khi có những nhận xét cũng như sự so sánh về mức sống giữa những hộ có người đi xuất khẩu lao động và những hộ không có người đi xuất khẩu lao động, đó là loại trừ một số hộ gia đình do gặp (tai nạn lao động) hoặc một số trường hợp cá biệt lâm vào tệ nạn xã hội (bài bạc, rượu chè,…) đi về trắng tay thậm chí nợ nần thêm. Còn đại đa số kinh tế của những hộ gia đình có người đi làm ăn xa đều phát triển hơn, mức sống của họ cũng thay đổi hơn trước nhiều, cụ thể là những gia đình có người đi xuất khẩu lao động đa số đều xây nhà tầng, tiện nghi sinh hoạt trong gia đình cũng đầy đủ hơn, ví dụ bà nói về gia đình cô Hoa có con trai đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc “ từ khi có cậu con trai đi làm ở Hàn Quốc đời sống gia đình vượt lên hẳn: nhà 3 tầng, ti vi, xe may, tủ lạnh, điều hòa đều có hết, có vốn đầu tư vào chăn nuôi lợn và cá”. Những hộ ở nhà kinh tế cũng có chút thay đổi nhưng không rõ rệt như hộ có người đi làm ăn xa. Đa phần ở đây đi xuất khẩu lao động cũng vì mục tiêu thay đổi, cải thiện kinh tế hộ gia đình, số ít đi sang đấy học nghề…Giữa hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động và hộ gia đình không có người đi xuất khẩu lao động có khác nhau về thu nhập, tiêu dùng, điều kiện nhà ở. Tuy nhiên về mối quan hệ gia đình thì không thể được như ở nhà, khi ốm đau, bệnh tật, công to việc lớn thì còn có người này người kia. Như gia đình bà đã ít người mà cả 2 con đều đi nên mọi thứ cũng có khó khăn trong sinh hoạt, sản xuất, chăm sóc, giáo dục con cái. Hiền tiếp tục dẫn dắt cuộc nói chuyện bằng việc đưa ra câu hỏi: “Vậy bà có đồng ý cho anh chị đi tiếp trong những năm tới không hay muốn anh chị quay trở lại gia đình?” Bà Định nói: “Điều này còn tùy chúng nó. Ai chả mong con cái sum vầy với gia đình, mỗi lúc khó khăn là có người đỡ đần, nhưng mà thu nhập để nuôi gia đình từ đâu bây giờ? Chúng nó thì có ý định vài 3 năm nữa khi công việc ổn định thì cho 2 đứa nhỏ sang đấy bán hàng với bố mẹ, một người quay về trông nom gia đình, rồi chúng nó cũng định thôi không ở bên đấy nữa, có vốn rồi về quê hương làm ăn. Bà thì cũng chỉ biết vậy thôi!” Hiền cảm ơn bà đã tận tình giúp đỡ, chia sẻ thông tin.

Qua cuộc trò chuyện với bà Định về ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến mức sống của các hộ gia đình, chúng tôi nhận thấy mức sống của các hộ gia đình đều có sự thay đổi theo chiều hướng tích cưc, hầu hết những hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động đều có thu nhập tương

đối cao, thu nhập đều tăng lên. Khoản tiền gửi về các hộ chi tiêu tâp trung vào tái sản xuất ( trả nợ, sinh hoạt hàng ngày, giáo dục, sửa chữa nhà cửa, mua tiện nghi trong nhà,…) và sản xuất( đầu tư vào chăn nuôi lợn, cá hoặc mở cửa hang buôn bán vật liệu xây dựng, giống, phân bón…). Đặc biệt là các hộ gia đình đều cảm thấy hài lòng với mức sống hiện tại của mình. Tuy chỉ gặp một vài khó khăn trong sinh hoạt, giáo dục, chăm sóc các cháu ở nhà nhưng theo bà thì đó là điều không thể tránh khỏi. Trước đây có cả bố mẹ ở nhà thì việc dạy bảo chúng nó không quá khó khăn, bây giờ đi sang bên đó thì ít nhiều phải ảnh hưởng.

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU 2

Thời gian: 14h30 phút ngày 23/3/2012 tại nhà ông Đặng Văn Động

Người phỏng vấn: Nguyễn Thị Thúy Thư ký: Nguyễn Minh Huyền

Người được phỏng vấn: Đặng Văn Động – 69 tuổi – Nông nghiệp

Khi được nói về gia đình của mình gồm bao nhiêu thành viên ông Động vui vẻ cho chúng tôi biết: “gia đình ông gồm 6 thành viên trong đó ông là trụ cột chính trong gia đình, vợ ông tên là Phạm Thị Duân năm nay 65 tuổi và các con của ông tên là: Đặng Thị Dương: 38 tuổi

Đặng Văn Hải: 35 tuổi Đặng Thị Hiền: 33 tuổi Đặng Văn Hậu: 23 tuổi

Bắt đầu cuộc thảo luận thì Bác Động chia sẻ về hoàn cảnh gia đình, công việc và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Trong đó thì có chị Đặng Thị Dương và anh Đặng Văn Hậu là hai người đi xuất khẩu ở Đài Loan tuy nhiên chị Dương sau khi lập gia đình mới đi xuất khẩu lao động cho nên hầu như phần thu nhập của chị gửi về cho chồng còn anh Hậu thì mới đi làm từ tháng 5 năm ngoái nên phần thu nhập của anh gửi về chỉ dành cho việc trang trải nợ nần mà trước kia ông bà vay vốn cho anh đi. Anh Hải thì đang làm di tu đường sắt trong miền nam và đã có gia đình, chị Hiền đã đi lấy chồng ở làng bên cạnh. Trong khi nói chuyện về việc anh Hậu đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan ông Động cho biết: trước khi anh đi xuất khẩu lao động thì điều kiện kinh tế nhà ông cũng không có sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học anh Hậu đã đi học nghề nhưng học xong về nhà không có công việc nên theo nguyện vọng của anh ông bà đã cho anh đi học tiếng đẻ đi xuất khẩu lao động. Cuộc sống gia đình cũng ổn định, không quá khó khăn nhưng con cái đi xa thì đôi khi cũng thiếu nguồn lao động trong sản xuất và công việc gia đình”. Để dẫn dắt cuộc nói chuyện Thúy tiếp tục đưa ra các câu hỏi nhằm tìm hiểu thêm về tác động của việc đi xuất khẩu lao động đến mức sống các hộ gia đình: “Anh chị đi xuất khẩu lao động có gửi tiền về cho gia đình hay không? Mức độ thường xuyên như thế nào thưa bác?” Bác Động chia sẻ thẳng thắn: “Từ khi anh đi đến giờ thì anh cũng có gửi tiền về nhà, cứ nửa năm thì anh ấy gửi về một lần nhưng số tiền đó cũng chỉ giành cho việc trả nợ vì con trai ông cũng mới đi xuất khẩu lao động thôi nên cũng chưa có tiền để ra. Và khi anh gửi tiền về thì anh gửi qua người trung gian ở trên Hà Nội và họ mang về cho ông bà nhưng tiền anh gửi về thì lại bằng tiền đôla nên ông bà

phải ra ngân hàng để đổi thành tiền Việt. Mỗi lần gửi tiền về gặp phải rất nhiều thủ tục, qua nhiều khâu nên cũng hơi phức tạp. Do gia đình không có người thân bên đó nên việc gửi tiền mới phải thông qua ngân hàng. Bình thường thì những hộ khác có người đi xuất khẩu lao động thì tiền gửi về thông qua một số người thân quen bên đó, mỗi lần về thì họ gửi giúp:

Nói về tiêu dùng, chi tiêu trong gia đình thì gia đình ông cũng đưa ra những tiêu chí, kế hoạch cụ thể. Việc chi tiêu trong gia đình ông từ khi anh Hậu đi xuất khẩu lao động thì vẫn như trước kia nên hàng ngày ông vẫn phải đi đánh giậm, chăn nuôi lợn gà để có tiền chi tiêu trong cuộc sống hàng ngày. Nói là gia đình có người đi xuất khẩu lao động nhưng cuộc sống không có gì thay đổi lớn, hầu hết thì vẫn như xưa. Hàng ngày gia đình ông chi tiêu ăn uống cũng đơn giản, tự cung tự cấp, hai ba ngày mới đi chợ để mua thêm thịt cá chứ bình thường thì rau hái ở vườn, tôm cá đi bắt thêm. Đời sống cứ như vậy thôi!” Chi phí chiếm đa phần của gia đình là những khoản đóng góp vào công việc chung của dòng họ như giỗ chạp, hiếu hỷ,quỹ khuyến học…chứ mua sắm thì cũng hạn chế, không có nhiều. Nhìn chung so với cuộc sống của các hộ trong thôn

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến mức sống các hộ gia đình ở thôn ngọc lâm, xã tân kỳ, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 48 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w