5. Nội dung đề tài:
2.2.2. Rủi ro về môi trƣờng thiên nhiên
Nhận định và phân tích, đo lƣờng rủi ro.
- Nhận định và phân tích:
Việt Nam được coi là điểm đến có thời gian khai thác hằng năm là rất dài, do khí hậu Việt Nam không mấy khắc nghiệt, quanh năm các điểm du lịch đều có thể phục vụ du khách. Tuy nhiên, do địa hình trải
29
dài từ Bắc vào Nam qua nhiều vùng, miền có khí hậu khác nhau, sản phẩm du lịch đa dạng nên các yếu tố tự nhiên có tác động rất lớn đến việc kinh doanh du lịch.
Các yếu tố tự nhiên tác động mạnh đến kinh doanh du lịch tại Việt Nam là: bão, lũ lụt, lở đất, sóng thần... các yếu tố gây ra thiệt hại lớn và cần nhiều thời gian để khắc phục. Doanh nghiệp cần xác định rủi ro về mặt thiên nhiên là một rủi ro lớn trong kinh
doanh lữ hành.
Rủi ro về mức độ ô nhiễm tăng: có thể do ý thức của người dân trong nước còn chưa cao, sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp, nhiều khách du lịch trước đến đây chưa được phổ biến kĩ lưỡng về việc ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường chung nên dẫn đến hiện tại mức độ ô nhiễm không khí, nguồn nước,… trở nên ngày càng nghiêm trọng.
Ví dụ: Các bãi biển dọc miền Trung đều là đẹp nhất của Việt Nam nên trước đây các công ty du lịch đều bán được tour miền Trung hay tour biển đảo riêng. Nay vì bão lũ nên điểm đến cho ngành du lịch bị thu hẹp. Trong khi đó vùng biển phía bắc như Hạ Long khi bước vào mùa lạnh sẽ không thích hợp cho du lịch. Nói chung, ngành du lịch sẽ bị thiệt hại rất nhiều từ thiên tai lũ lụt.
- Đo lƣờng rủi ro
Thông qua phân tích đối loại rủ ro này nhóm đã đánh giá và đưa vào nhóm II: Với tần suất xuất hiện thấp và mức độ nghiêm trọng cao.
Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro
- Các biện pháp xử lý để ngăn chặn các lỗi, sự cố hay hành động/giao dịch không mong muốn xảy ra;
30
- Cần thường xuyên theo dõi thời tiết, để tránh những thiệt hại nặng nhất có thể xảy ra.
- Kiến nghị đến các điểm du lịch về mỹ quan đô thị,
- Kiểm soát phát hiện: Giám sát hoạt động/quy trình để xác định các biện pháp kiểm soát phòng ngừa còn thiếu sót và lỗi, sự cố hay hành động/giao dịch, từ đó có các biện pháp ứng phó phù hợp;
- Kiểm soát khắc phục: Các biện pháp xử lý để khôi phục về trạng thái ban đầu hoặc giảm hậu quả, thiệt hại của các lỗi, sự cố hay hành động/giao dịch đã xảy ra.
Tài trợ rủi ro
- Tự khắc phục rủi ro:
Công ty cùng trao đổi với khách hàng khi có sự cố liên quan đến thiên tai lũ lụt. Và trách thiệt hại lớn nhất về người.
Chi trả những chi phí thiệt hại nhằm ứng phó ở mức cho phép của công ty.
- Chuyển giao rủi ro:
Tùy vào mỗi trường hợp mà công ty có thể nhờ đến các công ty bảo hiểm để trả những tổn thất do rủi ro đó gây ra. ( Với điều kiện là công ty đã mua bảo hiểm cho khách hàng).
Tìm cơ hội trong rủi ro
- Nâng cao chất lượng lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án triển khai thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố, thiên tai. - Tăng cường áp dụng các công cụ chính sách và luật pháp nhằm tiếp
tục hoàn thiện, cụ thể hóa hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố và thiên tai.
- Cần đẩy mạnh triển khai các công cụ kinh tế nhằm kiểm tra, giám sát, thanh tra các hoạt động phát triển kinh tế xã hội có nguy cơ gây
31
ra sự cố môi trường; huy động đủ nguồn lực tài chính đầu tư, hỗ trợ cho các hoạt động quản lý rủi ro sự cố và thiên tai