Rủi ro về dịch bệnh

Một phần của tài liệu 14QT1-NHÓM-NHỮNG-RỦI-RO-TRONG-KINH-DOANH-INBOUND-BÀI-GIỮA-KÌ-MÔN-QUẢN-TRỊ-RỦI-RO-Bản-nộp-2 (Trang 37 - 55)

5. Nội dung đề tài:

2.2.4. Rủi ro về dịch bệnh

Nhận định, phân tích và đo lƣờng:

- Nhận định và phân tích

Tình hình dịch bùng phát sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu du lịch của khách du lịch. Dịch Covid-19 diễn ra năm 2020 đã tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam, trong đó, ngành Du lịch bị ảnh hưởng rất nặng nề. Các lệnh cấm bay, hạn chế đi lại

và sự e ngại của du khách do lo sợ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã khiến nhiều khách sạn, nhà hàng và chuỗi bán lẻ tại các điểm du lịch trở nên vắng khách, doanh thu ngành du lịch sụt giảm mạnh.

Theo các chuyên gia dự báo, năm 2020, du lịch Việt Nam không đạt mục tiêu đón 20,5 triệu lượt khách quốc tế. Theo Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3/2020 giảm mạnh chỉ đạt gần 450.000 lượt khách, giảm 68,1% so với cùng kỳ năm 2019 và giảm 63,8% so với tháng 2. Tổng lượt khách của cả quý I/2020 đạt 3,7 triệu lượt khách, giảm hơn 18% so cùng kỳ; Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống trong kỳ ước đạt 126.200 tỷ đồng, tương đương 10% tổng doanh thu hoạt động thương mại, dịch vụ của cả nước, giảm 9,6% so với quý I/2019; Doanh thu du lịch lữ hành quý I/2020 ước đạt 7.800 tỷ đồng, chiếm 0,6% tổng mức và giảm 27,8%. Sự phục hồi của du lịch Việt Nam sẽ phải phụ thuộc vào thời điểm dịch Covid-19 được kiểm soát trên thế giới.

Tình hình bùng phát dịch sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của du khách. Có thể kể đến một số dịch bệnh xảy ra: Covid-19, Dịch cúm A/H5N1, Dịch bệnh Ebola bùng phát ở Châu Phi, Dịch Sarc…Khi có thông

34

tin dịch bệnh tại điểm đến, du khách sẽ hủy các tour đã đăng ký do đó gây ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận.

Đo lƣờng rủi ro

Với phân tích trên rủi ro này thuộc nhóm II : Tần suất xuất hiện không cao nhưng hậu quả mang lại cực kì lớn.

Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro

- Nên né tránh hay hạn chế những vùng chịu ảnh hưởng nặng bởi thời tiết như lũ, sạt lở hay dịch bệnh.

- Trong thời điểm dễ xảy ra rủi ro thì doanh nghiệp nên có các biện pháp ngăn ngừa như trang bị đầy đủ phương tiện cứu hộ cho du khách.

- Luôn có chương trình thay đổi, phòng ngừa khi rủi ro xảy ra vẫn đảm bảo phục vụ tham quan cho du khách.

- Công cụ sử dụng chủ yếu cho các rủi ro này là ký hợp đồng bảo hiểm cho du khách trong suốt thời gian du lịch tại Việt Nam.

Tài trợ rủi ro

- Tự khắc phục rủi ro:

 Giảm số tiền ký quỹ, miễn giảm thuế, phí đối với sản phẩm du lịch… cùng những kế hoạch, hoạt động của các bộ, ngành để thích ứng an toàn với đại dịch sẽ góp phần giúp ngành du lịch sớm phục hồi, thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.

- Chuyển giao rủi ro:

 Tùy vào mỗi trường hợp mà công ty có thể nhờ đến các công ty bảo hiểm để trả những tổn thất do rủi ro đó gây ra. (Với điều kiện là công ty đã mua bảo hiểm cho khách hàng).

35

- Sau thời gian dài chịu sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Thì các doanh nghiệp có thời gian tái tạo, nâng cấp sản phẩm. ChuẨN bị cho lần tái xuất lại trên thị trường du lịch.

- Xây dựng bộ máy công ty, thay đổi trong cách tư duy và tiếp cận. - Tiến hành chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ 4.0, các phần mềm

trong quản lý điều hành.

- Củng cố lại website với những thông tin có tính bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, thiết lập hình ảnh quảng cáo có ưu tiên và lộ trình.

2.2.5. Rủi ro về chính trị

Nhận diện, phân tích, đo lường rủi ro:

- Nhận diện và phân tích

Tình hình chính trị, bạo động và khủng bố là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đi du lịch của du khách.

Đối với du khách quốc tế, Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có nền chính trị ổn định, nạn bạo động và khủng bố hầu

như không xảy ra. Đây là một trong những lợi thế của Việt Nam trong việc thu hút khách du lịch quốc tế. Do đó, có thể nói chính trị không đến mức là một rủi ro đối với ngành du lịch Việt Nam.

Chính sách đối ngoại củng có thể tạo ra những vấn đề phức tạp cho các công ty đang kinh doanh ở những nước xung đột với nhau. Những bất đồng giữa các nước thường lan sang các hoạt động kinh doanh, nhất là trong du lịch.

36

Ví dụ: Sự việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển

của Việt Nam đã gây nên cú sốc mạnh, làm ảnh hưởng nặng nề tới Du lịch. Theo thống kê sơ bộ, sự cố này đã làm sụt giảm khoảng 1 triệu khách Trung Quốc và khoảng nửa triệu khách từ các thị trường nói tiếng Hoa.

- Đo lường rủi ro:

Thông qua kết quả phân tích thì rủi ro chính trị có tần suất xuất hiện thấp tuy nhiên mức độ nghiệm trọng cao.

Kiểm soát phòng ngừa rủi ro.

- Rủi ro chính trị mà nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại rất lớn, tuy nhiên môi trường gây nên rủi ro ở xa địa bàn doanh nghiệp và doanh nghiệp không thể kiểm soát được rủi ro này.

- Để hạn chế tác hại do rủi ro này gây ra, doanh nghiệp nên đưa ra biện pháp đa đạng hoá rủi ro – doanh nghiệp phải đa dạng hoá thị trường gửi khách.

- Công cụ sử dụng chủ yếu là các biện pháp hành chính: Trong quá trình kinh doanh, toàn bộ công ty phải thu thập, sử dụng các nguồn tin đáng tin cậy nhằm xác định rủi ro tiềm ẩn này và né tránh

- Bộ phận kinh doanh được quán triệt nhiệm vụ phải đa dạng thị trường gửi khách nhằm tránh rủi ro khi có một thị trường gánh chịu rủi ro chính trị gây ra.

Tài trợ rủi ro:

Các doanh nghiệp nên chuyển giao rủi ro nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp sát sao của Đảng, chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị của và cộng đồng doanh nghiệp để góp phần giữ vững ổn định chính trị, tạo một môi trường du lịch an ninh, an toàn để thu hút khách du lịch quốc tế.  Tìm cơ hội trong rủi ro:

37

- Hiệu quả quản lí nhà nước về du lịch sẽ được nâng cao, bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật nhà nước.

- Phòng ngừa phát hiện, ngăn chặn hoạt động của nước ngoài tác động vào nội bộ ta qua đừng du lịch để tránh tình trạng tham nhũng chính sách trong lĩnh vực du lịch.

2.2.6. Rủi ro pháp luật

Nhận diện, phân tích, đo lường rủi ro

- Nhận diện và phân tích:

Hoạt động của các doanh nghiệp phải tuân thủ Luật Du lịch và các văn bản pháp luật quy định về hoạt động lữ hành , cơ sở lưu trú, xuất nhập cảnh, hải quan... Sự ra đời của Luật Du Lịch với chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư, quảng bá hình ảnh quốc gia, nâng cao chất lượng dịch vụ đối với du khách sẽ là cơ sở tạo sự đột phá trong ngành du lịch. Trong giai đoạn hội nhập kinh tế nhà nước hỗ trợ tạo môi trường pháp lý thông thoáng và thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển, do đó rủi ro về mặt pháp luật đối với doanh nghiệp phần lớn là khả năng hiểu biết, vận dụng luật và các chính sách mới một cách hiệu quả để tăng sức cạnh tranh.

 Rủi ro khi khách du lịch yêu cầu các hoạt động pháp luật cấm.

Mỗi nước có 1 nền văn hóa, pháp luật khác nhau, do đó du khách nước ngoài có thể không nắm rõ điều này. Khách muốn khám phá nhiều hoạt động nhưng pháp luật nước ta cấm

38

Ví dụ : Nước Việt Nam cấm mại dâm, chất gây nghiện, bài bạc ... Nếu xử lí không khéo, rất có thể công ty ta sẽ vi phạm pháp luật .

 Rủi ro khi sử dụng nhân sự du lịch trái pháp luật.

Ví dụ: Trong mùa cao điểm, nhân lực rất khan hiếm, do đó công ty lữ hành có thể sử dụng người điều hành chưa đủ năm kinh nghiệm, hướng dẫn viên chưa có thẻ, tài xế không có bằng lái... Những hành động trên là trái pháp luật , tour du lịch sẽ bị gián đoạn nếu cơ qua chức năng phát hiện.

- Đo lường rủi ro:

Thông qua kết quả phân tích thì rủi ro chính trị thì nhóm đưa loại rủi ro nay vào nhóm II: Rủi ro có tần suất xuất hiện cao và mức độ nghiệm trọng cao.

Kiểm soát phòng ngừa rủi ro:

- Cũng như rủi ro kinh tế, chính trị, rủi ro pháp luật cũng gây ra nhiều tổn thất . Đối với rủi ro này, doanh nghiệp chủ yếu là né tránh hoặc ngăn ngừa rủi ro. Rủi ro này xảy ra chủ yếu do nhận thức về luật pháp chưa rõ ràng. Việc nâng cao hiểu biết về pháp luật là một yêu cầu bức thiết của doanh nghiệp .

- Toàn thể nhân viên tham gia trực tiếp trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần biết, nắm rõ và cần tuân thủ thực hiện theo luật du lịch .

Tài trợ rủi ro:

Doanh nghiệp chủ yếu tự khắc phục rủi ro: Trong biện pháp này các doanh nghiệp sẽ phải tự nâng cao kiến thức về Luật Du Lịch, cần nắm rõ các bộ luật như: Luật dân sự, Luật du lịch, Luật hành chính,... để thực hiện đúng và tránh được những rủi ro đáng tiếc cho doanh nghiệp.

39  Tìm cơ hội trong rủi ro:

- Những quy định pháp luật ngày càng nghiêm khắc thì sẽ hình thành được động lực tuân thủ mạnh mẽ hơn.

- Đảm bảo công ty tiếp tục hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật, điều này sẽ xây dựng một nền văn hoá “làm đúng việc”.

2.2.7. Rủi ro về cơ sở hạ tầng:

Nhận diện, phân tích, đo lƣờng rủi ro.

- Nhận diện, phân tích:

Cơ sở hạ tầng là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đi du lịch của du khách. Tuy nhiên ở Việt Nam cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn và thiếu đồng bộ. Hiện nay trong số ít các sân bay quốc tế chỉ có Hà Nội và

Thành phố Hồ Chí Minh là 2 cửa ngõ chính đón khách quốc tế bằng đường hàng không. Hệ thống cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phát triển nhanh nhưng nhìn chung tầm cỡ quy mô, tính chất tiện nghi và phong cách sản phẩm du lịch còn nhỏ lẻ, chưa đồng bộ vận hành chưa chuyên nghiệp. Điều đó dẫn đến nhiều rủi ro cho kinh doanh lữ hành inbound.

- Đo lƣờng rủi ro:

Thông qua kết quả phân tích thì rủi ro chính trị đưa loại rủi ro này vào nhóm III có tuần suất xuất hiện cao, mức độ nghiệm trọng thấp.

Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro:

Các doanh nghiệp cần ngăn ngừa rủi ro, chủ động đưa ra nhiều dự án và xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, tập trung các

40

giải pháp đột phá để thu hút được các doanh nghiệp hàng đầu của cả trong và ngoài nước. Đặc biệt là những thành phố đang có tiềm năng phát triển du lịch lớn. Ví dụ như tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam…

Tài trợ rủi ro:

Từng bước khắc phục những cơ sở hạ tầng đang bị xuống cấp và hư hại, các công ty du lịch góp ý đến các điểm du lịch nâng cao cơ sở hạ tầng để phục vụ khách du lịch nâng cao chất lượng tại điểm đến.

Tìm cơ hội trong rủi ro:

- Có cơ hội để đầu tư nhiều dự án, nâng cấp các công trình các tuyến giao thông trọng điểm.

- Được đầu tư xây dựng theo hướng đồng hộ, hiện đại hoá công trình giao thông quốc gia.

2.2.8. Rủi ro do cạnh tranh

Nhận dạng, phân tích, đo lƣờng rủi ro

- Nhận dạng và phân tích:

Năm 1995 Việt Nam hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN, đây là lúc mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.Trong kinh doanh lữ hành inbound thì công ty không chỉ phải cạnh tranh với công ty trong nước, mà còn phải

cạnh tranh với công ty nước ngoài và các công ty có 100% vốn nước ngoài, đây là những đối thủ rất nặng ký trong thị trường kinh doanh lữ hành inbound. Cạnh tranh là vấn đề sống còn của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình. Đối thủ cạnh tranh tung ra sản phẩm mới lạ, độc đáo:

41

sản phẩm mới nếu tạo được sự chú ý sẽ hút hết thị phần, làm giảm doanh thu của doanh nghiệp. Tạo cơn sốt trong thời gian ngắn trong khi doanh nghiệp chưa kịp tung ra sản phẩm tương tự.

Ví dụ : Du khách muốn đi tour Nhật Bản thì sẽ có rất nhiều doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài nước cạnh tranh để dành khách, lúc này thì doanh nghiệp sẽ phải đối đầu với rất nhiều đối thủ, bắt buộc các doanh nghiệp phải thiết kế ra nhiều chương trình tour hấp dẫn, giá cả phải chăng hoặc phải giảm lợi nhuận để thu hút được khách hàng.

Đo lƣờng rủi ro

Với rủi ro này nhóm đánh giá và đưa vào nhóm I: Tần suất xuất hiện cao và mức độ nghiêm trọng cũng rất cao. Rủi ro này tác động rất lớn đến doanh nghiệp. Vì nhóm cho rằng xu hướng thì luôn luôn cập nhật và thay đổi một cách chóng mặt. Nếu các doanh nghiệp không nắm bắt được xu hướng và thay đổi sản phẩm dịch vụ của mình theo xu hướng đó thì hậu quả mà doanh nghiệp nhận được là cực kì lớn – phá sản.

Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro

Rủi ro từ năng lực cạnh tranh Kinh doanh lữ hành, một công ty không chỉ cạnh tranh với các công ty cùng ngành trong nước mà còn phải cạnh tranh với các công ty lữ hành ở các quốc gia lân cận.

- Ngăn ngừa rủi ro: doanh nghiệp du lịch cần nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến Việt Nam bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút nhiều khách du lịch đến Việt Nam.

- Đa dạng hoá sản phẩm: tăng cường quảng bá những sản phẩm du lịch Việt Nam; sáng tạo, đổi mới các tour du lịch để thu hút khách du lịch.

42

- Doanh nghiệp xác định biện pháp để kiểm soát – phòng ngừa rủi ro này là hạn chế và đa dạng hóa rủi ro.

- Việc quảng bá các sản phẩm du lịch Việt Nam rộng khắp ra các nước là một yêu cầu mà các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phải làm. Đặc biệt với loại hình kinh doanh lữ hành quốc tế Inbound cần mở rộng đặc trụ sở, chi nhánh công ty ở nước ngoài, nhằm tiếp thị, quảng bá sản phẩm đến khách du lịch. Đem lại nguồn doanh thu lớn cho doanh nghiệp. Rủi ro do cạnh tranh có tần suất xuất hiện lớn, nó gần như song hành cùng những rủi ro về thay đổi xu hướng, sở thích của khách du lịch.

- Thăm dò thị trường sản phẩm tiềm năng mà các công ty đang khai thác, bắt kịp xu hướng vào cho ra những sản phẩm chất lượng tương tự “đến tay” khách du lịch. Rủi ro do cạnh tranh có tần suất xuất hiện lớn, nó gần như song hành cùng những rủi ro về thay đổi xu hướng, sở thích của khách du lịch. Vậy nên các doanh nghiệp cần có những biện pháp cũng như các hoạch định những chiến lược để phòng ngừa và giải quyết song song hai rủi ro này.

Ví dụ: Vietravel cho ra mắt hãng hàng không Vietravel airline, nâng cao chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp và khẳng định năng lực trên trường.

Tài trợ rủi ro

Rủi ro từ cạnh tranh sẽ là phương pháp tự tài trợ, đây là một phương pháp phổ biến để tài trợ rủi ro, trong biện pháp này các doanh nghiệp sẽ

Một phần của tài liệu 14QT1-NHÓM-NHỮNG-RỦI-RO-TRONG-KINH-DOANH-INBOUND-BÀI-GIỮA-KÌ-MÔN-QUẢN-TRỊ-RỦI-RO-Bản-nộp-2 (Trang 37 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)