1.1. Cơ cấu công nghiệp theo ngành:
- Khái niệm: Thể hiện tỉ trọng của từng ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp. - Cơ cấu ngành công nghiệp: Tương đối đa dạng với khá đầy đủ các ngành quan trọng thuộc 3 nhóm chính với 29 ngành.
+ Công nghiệp khai thác (than, dầu khí, quặng kim loại, đá và mỏ khác) + Công nghiệp chế biến.
+ Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.( sản xuất, phân phối điện, khí đốt và sản xuất, phân phối nước)
- Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới và tăng cường hội nhập (Sự chuyển dịch phân tích biểu đồ tròn Atlat/21)
- Hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp:
+ Xây dựng cơ cấu linh hoạt, thích ứng với cơ chế thị trường, phù hợp với điều kiện Việt Nam và thế giới.
+ Đẩy mạnh các ngành mũi nhọn và trọng điểm. Các ngành khác điều chỉnh theo thị trường + Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá sản phẩm, tăng năng suất.
1.2. Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ:
a/ Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực:
- ĐBSH & vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao nhất nước. Từ Hà Nội tỏa theo các hướng với các cụm chuyên môn hoá:
+ Hướng đông: Hải Phòng-Hạ Long-Cẩm Phả: khai thác than , cơ khí. + Hướng Đông Bắc: Đáp Cầu- Bắc Giang: phân hoá học, VLXD. + Hướng Bắc: Đông Anh-Thái Nguyên: luyện kim ,cơ khí.
+ Hướng Tây Bắc: Việt Trì-Lâm Thao-Phú Thọ: hoá chất, giấy. + Hướng Tây Nam: Hoà Bình-Sơn La: thuỷ điện.
+ Hướng Nam: Nam Định-Ninh Bình-Thanh Hoá: dệt, ximăng, điện.
- Ở Nam Bộ: hình thành 1 dải công nghiệp với các TTCN trọng điểm: tp.HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu, có các ngành CN hiện đại tp.HCM là TTCN lớn nhất cả nước
- DHMT: Huế, Đà Nẵng, Vinh, với các ngành: cơ khí, thực phẩm, điện Đà Nẵng là TTCN lớn nhất vùng.
- Vùng núi: công nghiệp chậm phát triển, phân bố phân tán, rời rạc.
Giải thích: Những khu vực tập trung CN thường gắn liền với sự có mặt của TNTN, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng, vị trí địa lí. Ở đồi núi do thiếu đồng bộ các yếu tố trên nhất là GTVT
- Về GTSX: ĐNB là vùng đứng đầu, tiếp theo là ĐBSH, ĐBSCL . Vùng còn lại không đáng kể
1.3. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế:
-Cơ cấu Công nghiệp theo thành phần kinh tế đã có những thay đổi sâu sắc: khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
- Các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động công nghiệp ngày càng nhiều. - Xu hướng chung:
+ Giảm mạnh tỉ trọng khu vực Nhà nước.
+ Tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
-Do kết quả của Công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội, phát triển nền kinh tế thị trường, nhiều thành phần, thu hút đầu tư nước ngoài, hội nhập.