Ảnh hưởng của các nguyên tố hợp kim

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khuyết tật nứt của phôi thép đúc liên tục (Trang 25 - 26)

Thành phần C.

[C] ảnh hưởng quan trọng tới sự nứt nóng của thép và cũng là nguyên tố có khuynh hướng gây ra thiên tích lớn nhất trong thép. Hàm lượng của nguyên tố này được khống chế trên nguyên tắc:

Do hàm lượng C ở vùng 0,09 ÷ 0,14% thuộc vùng nhạy cảm dễ nứt, vì trong phạm vi này nước thép kết tinh có ứng suất chuyển pha tương đối lớn, khiến cho lớp vỏ không dày đều dễ sinh ra sự chênh lệch nhiệt độ hướng ngang dễ làm cho bề mặt phôi bị nứt dọc vì thế nên cố gắng khống chế hàm lượng C tránh vùng nhạy cảm này.

Với thép C thường, nên khống chế hàm lượng C trong khoảng 0,14 ÷ 0,17% Thành phần Mn.

Mn có tác dụng tăng độ bền, tăng tính chảy lỏng của thép. Do vậy hàm lượng Mn của mác thép thông thường nên khống chế ở giới hạn trung bình trên của phạm vi hàm lượng quy định.

Tăng tỷ lệ [Mn/Si] > 3 để cải thiện tính lưu động và khả năng đúc rót của nước thép và có lợi cho tạp chất nổi lên hết.

Tăng tỷ lệ [Mn/S] >25 để thay đổi trạng thái tạp chất, cải thiện tính dãn dài ở nhiệt độ cao của thép.

Thành phấn Si.

Si có tác dụng khử oxy, sản phẩm là SiO2 làm tăng độ nhớt của nước thép nên giảm hàm lượng của nước thép.Vì vậy hàm lượng [Si] của mác thép thường nên khống chế giới hạn trung bình dưới của phạm vi hàm lượng quy định, đồng thời tăng tỷ lệ [Mn/Si] để cải thiện tính lưu động của nước thép.

Lưu huỳnh và phôtpho.

S và P là hai nguyên tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến nứt của của thép, đặc biệt là phôi đúc liên tục. Bởi vậy phải khử S và P ở mức độ lớn nhất. Do vậy giảm hàm lượng S và P xuống dưới 0,03%.

Hay S + P ≤ 0,05%

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khuyết tật nứt của phôi thép đúc liên tục (Trang 25 - 26)